Những kiểu đánh dấu trong đời sống người Mông

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/7/2012 | 9:25:47 AM

YBĐT - Trong lao động cũng như đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc ít người từ xa xưa thường có tục đánh dấu hay nói cách khác là có nhiều loại ký hiệu khác nhau theo quy ước tự nhiên nhằm tạo ra sự ứng xử hài hoà trong mối quan hệ phức tạp của cuộc sống mà đồng bào Mông là dân tộc điển hình trong việc sử dụng các ký hiệu trực tiếp liên quan đến lao động sản xuất và cả về yếu tố tâm linh.

Một kiểu đánh dấu mang tính chất bùa chú để ngăn chặn sự phá hoại của súc vật đối với cây trồng của người Mông.
Một kiểu đánh dấu mang tính chất bùa chú để ngăn chặn sự phá hoại của súc vật đối với cây trồng của người Mông.

Khi xưa, việc phát rừng làm nương rẫy còn chưa quản lý chặt như ngày nay, đến mùa phát nương những người đàn ông thường vào rừng tìm khu đất tốt để phát nương mới.

Để quy định phạm vi nương của mình, bà con khắc lên thân cây những hình chữ X dọc theo đường biên của mảnh nương sau này sẽ phát và canh tác. Kiểu đánh dấu thứ hai là họ chặt ngọn những cây nhỏ, chẻ ngọn và gài vào đó những mũi tên cũng bằng cây gỗ, tre nứa dọc theo hướng tạo thành đường biên khu vực sẽ phát nương. Kiểu đánh dấu thứ ba là họ thắt nút những cành lá theo đường biên định làm nương. Cả ba kiểu đánh dấu trên cứ cách khoảng 10 mét lại đánh một dấu thì người đến sau không bao giờ phát chồng lấn lên chỗ người trước đã chọn.

Việc đi tìm gỗ làm nhà cũng phải đánh dấu khi chọn được cây gỗ ưng ý và đánh lên thân cây nhiều dấu X, dấu + hoặc bập nhiều nhát vòng quanh thân cây là tuỳ ở cách lựa chọn của người đi tìm gỗ. Người khác khi đi tìm gỗ mà gặp những kiểu đánh dấu này thì cũng sẽ đi tìm cây gỗ khác. Khi những đám nương được canh tác, để bảo vệ sản xuất, chống trộm cắp hoặc gia súc phá hoại, người Mông thường chọn những điểm mọi người thường qua lại để cắm lên đó một tấm đan bằng tre nứa mà người dân tộc Thái gọi đó là Ta Leo. Ai đi qua thấy tấm ta leo này thì hiểu ngay người chủ của mảnh nương này đã có ý yêu cầu mọi người phải chú trọng không xâm hại đến hoa màu.

Bên cạnh kiểu thông báo trên, người Mông còn có kiểu đánh dấu theo kiểu có yếu tố tâm linh. Chẳng hạn, người ta dùng một cây nứa cắt ngắn rồi có những thanh nứa xuyên chéo nhau trên cây nứa. Đầu những thanh nứa nhỏ này người ta lấy giấy cắt thành đầu, đuôi mũi tên rồi dán vào hai đầu thanh nứa rồi lấy màu vẽ hình bùa lên những mảnh giấy đó. Làm xong, bà con đem cắm ở đầu nương, thắp hương trên đầu cây nứa rồi khấn vái niệm thần chú để cầu cho cây cối tốt tươi và không bị gia súc hay thiên tai phá hại.

Kiểu đánh dấu nữa cũng mang yếu tố tâm linh, đó là đánh dấu trong nhà có phụ nữ vừa sinh nở con trai chưa qua 7 ngày ở cữ và con gái chưa quá 9 ngày. Cách đánh dấu là dùng một túm lá buộc ngoài cổng nhà khi thai phụ còn đang ở cữ. Thấy kiểu đánh dấu này thì người lạ không nên vào vì bà con quan niệm là nếu người vào nhà mà cũng đang nuôi con bú thì vía của người đó sẽ lấy hết sữa của con chủ nhà (sản phụ tắc sữa).

Hiện nay nhiều kiểu đánh dấu ký hiệu của người Mông không còn nữa do không còn việc phát rừng làm nương, khai thác gỗ bừa bãi… nhưng nhắc lại việc sử dụng cách đánh dấu, ký hiệu của bà con để mọi người cùng hiểu thêm về một nét văn hoá của người Mông.

Hoàng Nhâm

Các tin khác

Lễ Phật đản trở thành ngày lễ hội lớn của tăng ni, phật tử, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo tổ chức trang trọng, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo.

Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn viên chức tỉnh phát động và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ)” năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục