Ngạc nhiên thú vị với nghệ thuật ghép tranh
- Cập nhật: Thứ sáu, 10/8/2012 | 1:37:29 PM
Mosaic là một loại hình nghệ thuật mới trong đó nghệ sĩ tạo ra một bức tranh từ những mẩu ghép nhỏ với các chất liệu lạ. Giấy nhớ
|
Bức tranh ghép này đã đạt kỷ lục Guiness Thế giới với danh hiệu bức tranh ghép lớn nhất. Ngày 6/11/2009, 151 em học sinh đã tham gia vào ghép nên bức tranh ghép dài 18 m và rộng 12 m sử dụng 38.400 tờ giấy nhớ nhiều màu sắc. Bức tranh được đặt tên là “Go Green” (Sống xanh). Những tờ giấy nhớ này sau đó được đưa vào nhà máy để tái chế.
Quân bài
David Alvarez, một sinh viên 20 tuổi đến từ học viện mĩ thuật của thành phố Leavenworth, bang Washington, Mĩs đã chứng minh rằng không cần phải là nghệ sĩ mới có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Bức chân dung cao 7,5 m khắc hoạ chân dung nghệ sĩ ghi-ta Jimi Hendrix được tạo ra từ 8.500 quân bài. Alvarez đã dùng một chương trình Photoshop để chia bức chân dung của Jimi Hendrix ra thành các điểm màu nhỏ và dựng thành một tấm bản đồ chỉ rõ những quân bài màu màu nào nên được xếp ở đâu. Trong một ngày, cậu sinh viên đã liên tục xếp các quân bài không mệt mỏi trong suốt 21 tiếng đồng hồ lên một tấm bảng lớn và dùng băng dính hai mặt để cố định các quân bài.
Thư rác
All American Blonde
Nước Mĩ mỗi năm đều đau đầu vì hàng triệu tấn thư rác thải ra môi trường. Sandy Schimmel, một nghệ sĩ ở bang Arizona đã quyết định biến những thư rác này thành vật liệu hữu ích để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt. Ý tưởng về những bức tranh ghép sinh động từ các vỏ thư đã ra đời. Các bức tranh ghép của Schimmel chủ yếu là tranh chân dung, nổi tiếng nhất là bức tranh khắc hoạ Madonna với tên gọi All American Blonde (Những cô gái Mĩ tóc vàng) và một bức nữa ghép theo bức Birth of Venus (Sự ra đời của Venus).
Birth of Venus
Kẹo gôm
Rosa Parks
Franz Spohn, hoạ sĩ vẽ tranh minh hoạ, nhà điêu khắc, giảng viên tại trường nghệ thuật Edinboro ở thành phố Pennsylvania, bang Philadelphia, Mĩ đã tạo ra một bức tranh ghép trên tường khắc hoạ tổng thống Barack Obama, Rosa Parks và Robert Ripley từ hàng trăm viên kẹo gôm nhiều màu sắc.
Barack Obama
Robert Ripley
Tem bưu điện
Martin Luther King
Pete Mason ở hạt Staffordshire, Anh đã tạo ra những bức chân dung khắc hoạ những người nổi tiếng như Martin Luther King, Công nương Diana… từ những chiếc tem thư đã qua sử dụng. Mỗi tác phẩm của ông thường sử dụng khoảng 20.000 con tem. Để tạo ra một bức chân dung ghép, Mason ban đầu vẽ tranh trên một tấm vải rồi ông chia nhỏ bức tranh đó ra thành các ô tương đương kích cỡ của một con tem. Tem thư sau khi được phân loại theo màu sắc, thiết kế và con dấu của bưu điện sẽ được gắn lên bề mặt tấm vải.
Nelson Mandela
Princess Diana
Kate Middleton
Linh kiện máy tính
Trong một triển lãm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, năm 2006, một nhóm các kỹ sư máy tính đã tái hiện bức tranh của Da Vince khắc hoạ nàng Mona Lisa từ các linh kiện máy tính như các bảng vi mạch, con chip… Bức tranh được đặt tên là Technology Smiling (Công nghệ mỉm cười).
Táo
Kể từ năm 1988, Emma Karp và bố của cô, ông helge Lundstrom đã bắt đầu tạo ra những bức tranh ghép khổng lồ từ các trái táo cho hội chợ thường niên tại thị trấn Kivik quê hương họ. Thị trấn này cung cấp phần lớn lượng hoa quả tiêu thụ tại Thuỵ Điển, lễ hội thường được tổ chức vào cuối đợt thu hoạch, vào khoảng hạ tuần tháng 9. Bức tranh được tạo từ các trái táo luôn là điểm nhấn đáng chú ý nhất của lễ hội với khoảng 75.000 trái táo thuộc các chủng loại khác nhau ghép lại, tạo nên một bức tranh nặng khoảng 4.400 cân.
Nhãn dán trên hoa quả và rau củ
Barry Snyder đến từ thành phố Erie, bang Colorado, Mĩ đã tạo ra bức tranh ghép ấn tượng từ những miếng tem dán trên các loại rau củ, thực phẩm bán trong siêu thị. Bức tranh của anh thường sử dụng tới 4.000 miếng tem và phải mất 6 tháng Snyder mới có thể hoàn thiện. Rất nhiều người đã hỗ trợ anh bằng cách gửi các loại tem họ sưu tập được qua đường bưu điện tới cho Snyder. Bức tranh đầu tay của anh được bán với giá 10.000 đô la Mĩ.
Mã vạch
Scott Blake đã tạo ra những bức chân dung nổi tiếng từ các bảng mã vạch. Ý tưởng này của anh được truyền cảm hứng từ sự cố máy tính Y2K, Blake tạo ra các bức chân dung từ nhiều bảng mã vạch với sự hỗ trợ của công nghệ Photoshop. Tranh được tạo ra trên màn hình máy tính. Bức đầu tay của Blake khắc hoạ Chúa Jesus. Kể từ đó anh đã tạo ra thêm 30 bức chân dung khác đặc tả các nhân vật nổi tiếng như diễn viên võ thuật Lý Tiểu Long hay ông hoàng nhạc Rock’n Roll Elvis Presley.
Bánh mì nướng
Maurice Bennett ở New Zealand đã tạo ra những bức tranh nổi tiếng từ hàng ngàn mẩu bánh mì nướng. Mỗi mẩu được nướng ở một nhiệt độ khác nhau để tạo ra các sắc nâu, vàng khác nhau.
Dấu vân tay của các bé
Bức tranh chân dung cao 3,4 m và rộng 2,7 m của Marcus Harvey khắc hoạ kẻ sát nhân Myra Hindley, một tội phạm giết người ghớm ghiếc khét tiếng trong những năm 1960, chuyên giết hại thiếu niên và trẻ vị thành niên. Bức tranh được tạo ra từ dấu vân tay của các em nhỏ và đem trưng bày ở triển lãm Sensation (Xúc cảm) tại Viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh năm 1997. Bức tranh đã thực sự gây xúc động cho người xem tới nỗi nó bị người ta ném mực và trứng vào khiến bức tranh ngay lập tức bị đem đi “dưỡng thương”. Một nhà phê bình nhận xét: “Ánh nhìn ma quái của kẻ sát nhân trong tranh đã làm người xem quá xúc động nhưng nếu bước lại gần, họ sẽ nhận ra đó chỉ là những dấu vân tay của các em nhỏ, chỉ có điều cảm xúc của người xem quá mạnh…”
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
YBĐT - Tuổi thơ chúng tôi được hong bởi cái nắng chói chang giữa hạ, được đong bằng những rùng mình trước cái rét cuối đông. Mái tóc vàng hoe, đôi chân chai sần và làn da nâu sậm, cóc cáy chẳng khiến chúng tôi buồn phiền.
Bộ VH,TT&DL vừa chính thức công bố Chương trình Giao lưu Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng biên giới Việt – Lào 2012 sẽ diễn ra trên quy mô toàn tuyến giữa các tỉnh có chung biên giới giữa Việt Nam – Lào.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I sẽ trưng bày những văn bản bằng giấy dó đã lưu trữ từ hàng trăm năm qua, có bút tích của các vua Gia Long, Minh Mạng, Thành Thái, Duy Tân... tại Hà Nội từ ngày 15-8 đến 31-12.
Chiều 8.8, nhiều người dân ở TP.Đà Lạt đã đổ về nhà ông Lê Cao Tánh trên đường Bùi Thị Xuân (TP.Đà Lạt) để chiêm ngưỡng chiếc chiêng mà theo nhiều người là lớn nhất từ trước tới nay tại Lâm Đồng.