“H’ Chà mủa Mái” - Thể loại tình ca trong tiếng hát Mông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/9/2012 | 8:58:51 AM

YBĐT - Đồng bào Mông hầu hết ở rải rác trên những triền núi cao, quanh năm mây mù bao phủ. Đồng bào rất thích nhảy múa, ca hát. Tiếng hát với bà con cũng cần cho đời sống hàng ngày như muối, như gạo. Vì thế đã bao đời nay, âm nhạc là tiếng nói đầu tiên trong mọi sinh hoạt của đồng bào.

Từ hội “Sải sán” (hội chơi núi đầu xuân) đến những buổi xuống chợ, rồi ngày gặt hái trên nương hoặc trai gái yêu đương cũng bằng tiếng hát tỏ tình. Người Mông còn hát trong cưới hỏi, hát khi đi làm rể, làm dâu. Thậm chí hát khi chia tay, hát tiễn biệt, hát đưa linh hồn người chết về trời.

Tiếng hát Mông do đó có khá nhiều loại. Tính chất mỗi loại khác nhau nhằm đáp ứng những sự việc, những yêu cầu, hoàn cảnh cụ thể trong cộng đồng nhưng phong phú, đặc sắc và cũng là độc đáo nhất vẫn là loại dành cho giới trẻ mà theo Giáo sư Tô Ngọc Thanh và nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ gọi đây là loại “khâu xìa plềnh” (tạm dịch là tình ca). Loại này qua sưu tầm, nghiên cứu có đến hơn 30 bài, mỗi bài có những giai điệu, câu đoạn, cấu trúc khác hẳn nhau. Xin đặc biệt giới thiệu bài “H’ chà mủa Mái”, một trong những bài điển hình tiếng hát Mông thuộc thể loại tình ca.

“H’ Chà mủa Mái” tiếng phổ thông là “Nhớ em Mái” (Mái là tên người con gái mà chàng trai trong bài hát gọi về tâm sự)

Lời cổ: (A) Lí tù tì li xúa li nhùa Mái, Lí tù tì ni xúa ni h châu xông (dùa). Cà tê dềnh cú tề nhùa diê kê cú má tù tỉa tùa. Chi pu chế nì lí tù tì ni xúa li h châu Mái (a)

Lời dịch: (A) chiều, lòng anh nhớ gọi em Mái, chiều kìa tiếng sáo gọi anh lưng đồi. Vầng trăng lên sáng rồi về bên núi, nhớ người yêu lòng anh buồn, buồn ăn chẳng no lòng, kìa anh nhớ gọi em ơi, Mái.

H’ chà mủa Mái” có bố cục toàn bài bằng những giai điệu đẹp, quyến rũ và hấp dẫn với 4 câu, nhạc khá hoàn chỉnh. Hai câu đầu háo hức, sôi nổi, tốc độ nhanh. Tốc độ lại được vận dụng quãng 8 (âm rế đổ xuống âm rê) vừa diễn tả nơi núi cao, vừa biểu đạt đặc trưng nhạc Mông rất hợp lí hợp tình, nói được mức khao khát rộn ràng trong lòng chàng trai ngóng đợi người yêu.

Sang câu 3, câu 4 âm nhạc lại rủ rỉ. Nhịp điệu lại chậm lại, vừa nhẹ nhàng, vừa ngóng đợi đến cháy lòng giữa đêm trăng. “H’ chà mủa Mái” toát lên cảm giác yêu đời, yêu làng bản mà con người nơi đây gắn bó. “H’ chà mủa Mái” là một trong những tiếng hát tình ca điển hình. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, các nhạc sĩ chuyên nghiệp dựa vào giai điệu “H’ chà mủa Mái” mà sáng tạo ra những ca khúc mới, mang hơi thở cuộc sống muôn màu, vừa có âm hưởng dân gian, vừa hiện đại.

Có thể kể ca khúc “Tiếng đàn môi” của Nguyên Nhung, “Bài ca trong hang đá” (trong phim vợ chồng A Phủ) của Nguyễn Văn Tý, hay như “Chị Mai đi chợ”; “Em làm tín dụng”; “Trước ngày hội bắn”... được nhiều người yêu thích.

Tóm lại “H’ chà mủa Mái” là thể loại tình ca điển hình trong tiếng hát Mông, không những “đại diện” cho nhóm “khâu xìa plềnh” mà còn ẩn chứa nét văn hóa và góp thêm niềm tin yêu, tự hào trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông.

 Bùi Huy Mai

Các tin khác
Phim của đạo diễn gốc Việt đại diện Canada tranh giải Oscar.

Téléfilm Canada vừa chính thức thông báo phim Rebelle (Cô gái nổi loạn, tên tiếng Anh là War witch - Phù thủy chiến tranh) của đạo diễn gốc Việt Kim Nguyễn sẽ đại diện Canada tranh giải Oscar hạng mục phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất.

Theo Independent, lần đầu tiên trong lịch sử 85 năm của mình, giải Oscar sẽ áp dụng hình thức bỏ phiếu trực tuyến. Sau khi tham vấn ý kiến của các thành viên, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ thông báo hôm 19-9 rằng hình thức này sẽ bắt đầu từ năm 2013.

Barry Flanagan là một nghệ sĩ điêu khắc người Anh, nổi tiếng nhất với những bức điêu khắc bằng đồng về một chú thỏ mà ông đặt tên là Nijinski.

Triển lãm của nghệ sĩ điêu khắc Barry Flanagan (1941-2009) đang diễn ra tại sân vườn của lâu đài Chatsworth House với tên gọi “Beyond Limits” (Vượt qua những giới hạn).

Việc tu bổ đã làm khu nhà Tổ tại chùa Trăm Gian, đình đình Ngu Nhuế (Hà Nội) mất đi vẻ cổ kính.

Sau hàng loạt vụ tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử có tính chất “phá hoại” thời gian qua khiến xã hội rất bất bình, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục