Số phận những ngôi sao "lóe sáng một lần rồi vụt tắt"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/10/2012 | 8:03:21 AM

"Kẻ cắp xe đạp" là bộ phim vĩ đại của mọi thời đại, phim đầu tiên đoạt giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Tên tuổi nam diễn viên chính Lamberto Maggiorani trở nên lẫy lừng cùng bộ phim. Nhưng ít ai biết, anh đã chết trong nghèo đói và bệnh tật...

Lamberto Maggiorani đến với điện ảnh như một cuộc chơi. Ông là một diễn viên vô danh, đến với điện ảnh từ con số 0, trước đó ông chưa từng biết đến diễn xuất, nhưng ngay với vai diễn đầu tiên, tên tuổi Lamberto Maggiorani đã vang dội khắp thế giới, bộ phim do ông đóng trở thành một trong những tác phẩm điện ảnh vĩ đại nhất.

Kẻ cắp xe đạp (Bicycle Thieves – 1948) là tác phẩm điện ảnh hiếm hoi có được tất cả những lời khen tặng đẹp đẽ mà một bộ phim có thể nhận được. Bộ phim lấy bối cảnh ở Ý sau chiến tranh, kinh tế khủng hoảng, người dân phải xếp hàng dài chờ việc làm. Nhân vật chính trong phim, Antonio Ricci may mắn nhận được công việc dán áp phích quảng cáo, nhưng điều kiện để nhận được việc là anh phải có xe đạp. Để có việc, anh quyết định bán hết những chiếc chăn cũ mới trong nhà để có đủ tiền mua xe.

Không may Ricci bị mất xe và hai cha con đi khắp thành phố mong tìm lại được xe. Cuối cùng, bi kịch xảy ra, vì quá thất vọng, Ricci đã quyết định lấy cắp một chiếc xe đạp khác. Nhưng mọi người đã hò nhau đuổi theo. Anh bị bắt gọn, bị đám đông nhảy vào đấm đá và giao nộp cho cảnh sát…

Poster phim
Poster phim Kẻ cắp xe đạp

Trước năm 1949, giải Oscar vẫn chỉ trao cho những bộ phim nói tiếng Anh, chưa có giải dành cho phim nước ngoài. Nhưng sự nổi bật của Kẻ cắp xe đạp thời kỳ đó đã khiến Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ phá lệ và tặng cho nó tấm bằng khen danh dự. Từ những năm sau, trong các hạng mục của giải Oscar đã bổ sung thêm giải dành cho Phim nước ngoài hay nhất. Kẻ cắp xe đạp từ đó được xem là bộ phim nước ngoài đầu tiên đoạt giải Oscar.

Đạo diễn của phim, De Sica, đã lang thang khắp các đường phố Roma để tìm được một diễn viên ưng ý. Một hôm, ông tình cờ gặp Lamberto Maggiorani đang cùng vợ con rong chơi trên chiếc xe đạp.

Người đàn ông 39 tuổi, dáng cao gầy và có khuôn mặt hiền lành đó đã khiến đạo diễn chạy theo và mời hợp tác đóng phim. Maggiorani đã ưng thuận ngay và bộ phim được tiến hành.

Sau khi quay xong phim, Maggiorani quay trở về nhà máy luyện kim ở ngoại ô thành phố Roma tiếp tục làm việc sau một kỳ nghỉ phép dài ngày, anh vẫn chờ những lời đề nghị đóng phim tiếp theo. Một hôm, người ta sa thải anh khỏi nhà máy và Maggiorani bắt đầu rơi vào cảnh nghèo túng như chính nhân vật Ricci.

Một thời gian sau, anh được mời đóng một số vai phụ. Anh vẫn hy vọng, nhưng cứ thế, anh chỉ có thể xuất hiện mờ nhạt trong những bộ phim không để lại dấu ấn. Năm 1983, sau một cơn bạo bệnh kéo dài, Lamberto Maggiorani - “Kẻ cắp xe đạp” lừng danh - đã trút hơi thở cuối cùng tại Roma, thọ 73 tuổi, chấm dứt cuộc đời bi kịch của một diễn viên vô danh nhưng thành công lẫy lừng với vai diễn đầu tiên, bộ phim đã được liệt vào hàng kiệt tác điện ảnh bất hủ của nhân loại.

Nam diễn viên Thinle Lundup Lama của phim Himalaya

Ông cụ Thinle Lundup Lama (ngoài cùng bên phải) năm nay đã 71 tuổi

Ông cụ Thinle Lundup Lama (ngoài cùng bên phải) năm nay đã 71 tuổi

Himalaya (1999), bộ phim đầu tiên của Nepal được xướng tên trong danh sách đề cử của Giải Oscar dành cho Phim nước ngoài hay nhất.

Trong khi đạo diễn Eric Valli và các diễn viên khác đã đạt được những đỉnh cao mới trong sự nghiệp diễn xuất thì Thinle Lundup Lama, ông cụ 71 tuổi, diễn viên chính của bộ phim khi đó đang phải sống trong cảnh nghèo đói, vật lộn từng ngày để tồn tại. Lundup Lama đang sống ở ngôi làng Upper Dolpa, nơi người dân luôn phải chịu cảnh thiếu đói vì mất mùa.

Himalaya kể về cuộc đời của những người dân chăn bò. Diễn viên tham gia đóng phim chủ yếu là những người nông dân, các nhà sư, già làng trưởng bản thực sự. Trong phim, ông Lundup Lama vào vai người tù trưởng trong cuộc chiến quyền lực với một kẻ mới phất trong làng.

Tuy không giành được giải nhưng phim đã nhận được nhiều lời ca ngợi từ bạn bè quốc tế và ông Lundup Lama đã nhanh chóng trở thành một diễn viên nổi tiếng thế giới. Ông là ngôi sao màn bạc đầu tiên của Nepal đến với khán giả quốc tế.

Ông cụ Thinle Lundup Lama (ngoài cùng bên phải) năm nay đã 71 tuổi


Tuy vậy, cuộc sống của ông trước và sau khi quay bộ phim này chẳng có gì thay đổi. “Giờ đây, tôi đã trở nên nổi tiếng ở cái làng nghèo khó này. Nhiều khách du lịch tìm tới chụp ảnh cùng tôi”. Thế nhưng, ít ai biết rằng tuy mang lại thành công cho bộ phim, ông Lundup Lama không được mời tham dự lễ trao giải Oscar, không được tham gia quảng bá phim và không nhận được bất cứ cơ hội nào khác để phát triển sự nghiệp diễn xuất.

“Khi tham gia đóng phim, tôi được trả gần 4 đô la một ngày. Quá trình quay kéo dài 9 tháng. Mọi người tưởng tôi được nhiều tiền lắm nhưng giá trị đồng tiền đã thay đổi rất nhiều kể từ ngày đó”. Ông Lundup Lama cho biết ông thực sự muốn phát triển nghiệp diễn xuất nhưng dường như cơ hội đã đóng lại với ông. Kể từ ngày bộ phim đóng máy đến nay, ngôi sao điện ảnh quốc tế đầu tiên của Nepal vẫn phải lần hồi kiếm ăn từng bữa.

“Sau khi tham gia phim Himalaya, tôi thực sự muốn được tiếp tục diễn xuất song ở Dolpa không có những dự án điện ảnh mà chỉ có một số kênh truyền hình tới phỏng vấn tôi”. Điều duy nhất mà đạo diễn Eric Valli làm được cho ông cụ Lundup Lama là từng giúp ông thanh toán chi phí chữa bệnh lao và ung thư. Vị đạo diễn này cũng giúp ngành du lịch của ngôi làng nghèo nàn Upper Dolpa phát triển hơn trước khi nhiều du khách nước ngoài bắt đầu tìm tới đây từ sau bộ phim.

Khách du lịch tới đây, họ nhận ra Lundup Lama và thường đề nghị ông chụp ảnh cùng họ. “Giờ tôi đã già, chẳng còn kỳ vọng gì nữa. Tôi chỉ muốn có đồ ăn ngon. Hàng ngày, tôi chỉ có bột mì và khoai tây để ăn. Cả ngày tôi cứ đi lang thang trong làng. Tôi gặp rất nhiều du khách nhưng ngoài chụp ảnh với họ ra, tôi chẳng việc gì để làm, đã già yếu quá rồi.”

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Ba trong số bốn thành viên ban đầu của ABBA (từ trái sang phải): Benny Anderson, Anne Frida Lynustad và Bjorn Ulvaeus trong một sự kiện ở London (Anh) ngày 6.4.2004.

Một bảo tàng dành riêng cho ban nhạc lừng danh ABBA sẽ được mở cửa tại Stockholm (Thụy Điển) vào đầu năm sau, cựu thành viên Bjoern Ulvaeus tuyên bố trong buổi họp báo hôm 3.10 (giờ địa phương).

Làm phim 48h ở Hà Nội đã thu hút hơn 1.000 bạn trẻ ở hơn 50 nhóm làm phim tham gia.

Theo BTC Làm phim 48h, cuộc thi này ở Hà Nội đã thu hút hơn 1.000 bạn trẻ tham gia. Trong 52 nhóm dự thi, có 41 nhóm đã nhóm đã hoàn thành và nộp tác phẩm đúng hạn sẽ tranh giải Phim 48h hay nhất của Hà Nội.

Từ chối Haruki Murakami dường như là điều không thể, một khi bạn đã trót phải lòng tiểu thuyết gia hàng đầu Nhật Bản này.

Nữ nhiếp ảnh gia gốc Việt An-My Lê vừa nhận giải thưởng MacArthur Fellowship 2012. Giải thưởng trị giá 500.000 USD này còn được gọi là “Genius grants” (giải “Thiên tài”), là một trong những giải thưởng cao quý của Mỹ nhằm tôn vinh những cá nhân có hoạt động sáng tạo đem lại hữu ích cho nhân loại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục