"Số đỏ" thành "Trò đời" trên phim truyền hình

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/12/2012 | 1:55:22 PM

Được chuyển thể từ “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, bộ phim truyền hình dài tập “Trò đời” hứa hẹn sẽ thu hút khán giả.

Một cảnh quay trong phim
Một cảnh quay trong phim "Trò đời".

Xã hội Việt Nam trước năm 1945 sẽ được tái hiện qua bộ phim truyền hình dài tập “Trò đời” dựa theo cuốn tiểu thuyết “Số đỏ” của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng. Bộ phim bắt đầu được thực hiện đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông và dự kiến sẽ phát sóng vào năm 2013 trên kênh VTV1, Đài THVN.

“Trò đời” lấy xương sống câu chuyện phim từ tác phẩm “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng, cùng với các truyện ngắn, phóng sự khác của ông như “Ánh sáng kinh thành”, “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cơm thầy cơm cô” … Thông qua các nhân vật được tổng hợp từ những sáng tạo tài năng của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng, đồng thời chắt lọc những tình tiết, câu chuyện điển hình, “Trò đời” tái hiện một bức tranh sinh động về xã hội Việt Nam thời kỳ trước năm 1945.

Qua đó, miêu tả thân phận những người nông dân bị bần cùng hóa, bị thu hút bởi thứ ánh sáng ma mị từ đô thị, dấn thân vào chốn thị thành. Tiếp cận dần với nền văn minh mang đậm dấu ấn bi hài, có người đã lạc bước và kịp thức tỉnh để thoát ra từ vũng bùn ô trọc của một xã hội đang tha hóa (như Đũi), nhưng số đông đã trở nên lưu manh hóa một cách toàn diện trong cái tham vọng sinh tồn (như Xuân Tóc Đỏ).

Với sự góp mặt của những gương mặt khá mới mẻ với khán giả truyền hình như Việt Bắc (Xuân Tóc Đỏ), Bảo Thanh (Đũi), Thúy An (Hĩm), Mai Chi (Tuyết) và dàn diễn viên gạo cội, tài năng như NSƯT Minh Hằng, NSƯT Quốc Anh, Phú Đôn, Thanh Chi, Nguyệt Hằng, Diệp Bích, Quang Thắng, Chiến Thắng, “Trò đời” đã tái dựng được những nét cá tính đặc trưng của các nhân vật trong tác phẩm văn học “Số đỏ” như Vợ chồng ông Cố Hồng, Văn Minh, TYFN, cô Tuyết, Hoàng Hôn, me Kiểm…

Để đạt được những hiệu quả tốt nhất về mặt hình ảnh, thể hiện được không khí bối cảnh của xã hội Việt Nam những năm trước 1945, đoàn làm phim đã nghiên cứu kỹ lưỡng, khảo sát nhiều địa điểm quay tại Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh với những biệt thự Pháp cổ, bối cảnh làng quê, cổng làng quen thuộc và điểm xuyết không gian hiện đại nhằm mang tính thiết thực và gần gũi cho bộ phim. Riêng phần phục trang, họa sỹ thiết kế đã làm việc cẩn trọng để may đo hơn 200 bộ quần áo, phụ kiện… phù hợp với các tính cách nhân vật và góp phần tạo nên không khí xã hội ở thời điểm trước 1945.

Câu chuyện phim và không khí xã hội trong “Trò đời” được đạo diễn- NSƯT Nhuệ Giang cố gắng thể hiện đúng tinh thần trong các tác phẩm văn học của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng khi viết về xã hội Việt Nam thời bấy giờ: một xã hội đầy bất an, kệch cỡm, giả dối, hợm của, ích kỷ và vong quốc.

Hy vọng, “Trò đời” sẽ là một hướng đi mới mở màn cho việc phát triển kịch bản phim truyền hình đúng như những gì nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã nhận định: “Trong bối cảnh phim truyền hình đang khan hiếm kịch bản chất lượng như hiện nay, việc chuyển thể tác phẩm văn học giai đoạn 1930-1945 là một hướng đi mới rất cần khích lệ, nó vừa đem đến cho khán giả những tác phẩm đã được thời gian thẩm định, vừa khiến cho thế hệ trẻ thêm hiểu biết và yêu quý di sản văn học mà các nhà văn thế hệ trước kia để lại”.

(Theo VOV)

Các tin khác
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”.

Tại chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông", Trung ương Đoàn, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chính thức phát động cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”.

'Ông già và biển cả' là một tác phẩm văn học kinh điển, được đánh giá cao bởi cả giới phê bình và công chúng.

Hướng tới kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thành phố sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Thành phố Yên Bái dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay tưng bừng các hoạt động văn hoá văn nghệ khắp địa bàn, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phầndần hình thành nên nét văn hóa đặc trưng riêng có của thành phố tỉnh lỵ.

Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà các lưu học sinh Lào đang học tập tại Yên Bái.

Trường Cao đẳng Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Văn nghệ Trường Sơn tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Lào và ra mắt Câu lạc bộ “Kết nối thế hệ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục