Tục lấy nước đầu năm của người Khơ Mú

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/1/2013 | 2:34:59 PM

YBĐT - Mùa xuân, khi mà những sắc hoa đào, hoa mận phủ kín những vạt đồi quanh bản làng người Khơ Mú xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn cũng là lúc người Khơ Mú dọn dẹp nhà cửa, mổ lợn, làm bánh chưng, sắp xếp công việc để đón tết cổ truyền.

Người phụ nữ trong gia đình đi lấy nước mới.
Người phụ nữ trong gia đình đi lấy nước mới.

Tết cổ truyền của người Khơ Mú được gọi là “Mạ chiêngz” với nhiều phong tục, tập quán riêng biệt làm nên bản sắc độc đáo của dân tộc này. Những phong tục, tập quán của người Khơ Mú, mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc được người dân gìn giữ và bảo tồn, trong đó tục lấy nước đầu năm mới là một tục lệ đặc sắc có từ lâu đời.

Theo quan niệm của người Khơ Mú, tục lấy nước vào buổi sáng đầu năm mới là một tập quán quan trọng, thể hiện cách ứng xử của người dân với môi trường thiên nhiên và các quan niệm về vai trò của nước trong cuộc sống. Sáng sớm tinh mơ ngày mồng Một tết, gia đình nào cũng phải dậy thật sớm (thường từ 4 giờ 30 phút đến trước khi trời sáng hẳn) để đi lấy nước mới đầu năm về.

Khi lấy nước mới về sẽ rót cho mọi người trong gia đình uống  với mong ước quanh năm được khoẻ mạnh và gặp nhiều may mắn. Trong gia đình thường chọn ra một người có sức khỏe (thường là thanh niên chưa có vợ, có chồng), nếu không thì chính bà chủ gia đình là người đi lấy nước đầu năm.

Theo như quan niệm của người Khơ Mú, người phụ nữ trong gia đình là người giữ vai trò quan trọng hơn cả, là người hết mực thương yêu, chăm sóc cho gia đình, luôn cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình, người phụ nữ lại là người lo liệu và phụ trách việc bếp núc, cấy cầy và gieo trồng, do vậy nước gắn chặt với công việc hàng ngày của người phụ nữ. Vì thế, người phụ nữ là người sẽ đi lấy nước mới trong ngày đầu năm cho toàn thể gia đình để mong nhận được nhiều điều may mắn trong năm mới.  

Dụng cụ dùng đi lấy nước trong nghi thức lấy nước đầu năm phải là ống nứa to, đẹp và mới. Để có nguồn nước trong lành, sạch sẽ, từ ngày 25, 26 tết, già làng trưởng bản huy động người dân làm vệ sinh lần nước từ đầu nguồn, thay máng nước mới. Lần nước được chọn để lấy nước đầu năm phải là khe nước đầu nguồn, chảy từ trên cao xuống, phía trên không có ai có thể làm bẩn đục nguồn nước.

Rót nước mới đầu năm cho các thành viên trong gia đình uống.

Thông thường, đồng bào vào thật sâu, tới tận đầu nguồn để lấy được những giọt nước tinh khiết nhất trong ngày đầu năm mới. Người phụ nữ bè nước mới về, sau đó rót nước mới cho mỗi người trong gia đình uống một ngụm để lấy may và cầu mong một năm mới luôn được khoẻ mạnh và theo quan niệm của người dân nước mới đã thanh lọc con người mà lấy đi hết mọi bệnh tật của năm cũ, giúp mọi người trong gia đình luôn được khoẻ mạnh. Họ tin rằng, sử dụng nước mới, nước đầu tiên của khe nước trong năm mới sẽ tốt lành.

Nếu gia đình nào không đi lấy nước mới trong ngày đầu năm, người ta cho rằng cả năm đó gia đình ấy sẽ không gặp may mắn, năm mới làm ăn không tốt đẹp như năm cũ, mùa màng sẽ không tốt tươi bội thu, con người trong gia đình sẽ không được khoẻ mạnh như cây không có nước, vật nuôi trong gia đình không lớn nhanh, cây cối, lúa hoa màu không xanh tốt.

Họ cũng cho rằng nếu như năm nào đi lấy nước mới, nguồn nước đục hoặc nước ít thì như điều báo hiệu cho một năm mới không suôn sẻ, không tốt... mọi người lấy nước về cầu xin thần thánh phù hộ và ban cho một năm mới gặp nhiều may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Sau khi lấy được nước, người đi lấy nước sẽ thò tay xuống suối để mò một hòn đá (khi mò đá không được nhìn mà phải quay mặt đi chỗ khác) nếu mò được hòn đá mầu trắng thì đó là tín hiệu tốt lành cho một năm làm ăn may mắn phát đạt.

Từ tục lấy nước đầu năm mới mà người Khơ Mú nơi đây đã biết cách giáo dục con cháu phải biết bảo vệ và giữ gìn nguồn nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tục lấy nước đầu năm là một tập quán đẹp và mang nhiều ý nghĩa nhân văn cao cả, đặc biệt trong điều kiện ngày nay khi mà ý thức về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ thiên nhiên đang có nguy cơ bị xem nhẹ thì phong tục này càng có ý nghĩa.

Hồng Duyên

Các tin khác
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Sỹ Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam, Trưởng ban Lý luận phê bình, Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống trao Quyết định bảo trợ Cuộc thi Ảnh nghệ thuật tỉnh Yên Bái năm 2024

Nhằm quảng bá vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh quan, con người, những nét văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tới bạn bè trong nước và quốc tế, sáng 11/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái tổ chức phát động cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật năm 2024 với chủ đề "Ảnh đẹp du lịch Yên Bái".

Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho hoạt động thông tin cơ sở. Ảnh minh họa: Báo Tin tức.

Ngày 10/5, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở, trong đó nêu rõ: Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho hoạt động thông tin cơ sở.

Ban nhạc huyền thoại Westlife xác nhận trở lại Việt Nam với đêm nhạc diễn ra ngày 4-5/6 tại Cung Điền kinh Mỹ Đình, Hà Nội. Vé bắt đầu được bán từ 13/5.

Một cảnh trong phần phim “Chúa tể những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua”.

Đội ngũ đứng sau ba phần phim bom tấn “Chúa tể những chiếc nhẫn” đang tái hợp để sản xuất hai bộ phim mới. Warner Bros dự kiến phát hành các phim này vào năm 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục