Nga đã tìm thấy các mảnh vỡ thiên thạch
- Cập nhật: Thứ hai, 18/2/2013 | 1:29:27 PM
Các mảnh vỡ được phát hiện xung quanh một hồ nước đóng băng gần vùng hồ Chebarkul, Chelyabinsk.
Tìm kiếm mảnh vỡ của thiên thạch ở vùng hồ Chebarkul
|
Các nhà chức trách Nga ngày 17/2 thông báo đã tìm thấy các mảnh vỡ của một thiên thạch ở vùng Urals, Nga sau khi nó rơi xuống trái đất ngày 15/2 và khiến khoảng 1.200 người bị thương.
Các mảnh vỡ được phát hiện xung quanh một hồ nước đóng băng gần Chebarkul, một thị trấn ở vùng Chelyabinsk nơi thiên thạch "hạ cánh".
Các nhà khoa học Nga cho rằng, thiên thạch nặng khoảng 10 tấn trước khi bay vào khí quyển trái đất và đi với tốc độ 30 km/s, rồi nổ tung ở khoảng cách cách mặt đất 30-50km.
Mảnh vỡ thiên thạch được tìm thấy ở vùng hồ Chebarkul. |
Bộ Nội vụ Nga cho biết, vụ nổ thiên thạch ở vùng núi Urals của Nga khiến khoảng 1.200 người bị thương, trong đó có ít nhất 200 trẻ em. Đa số người bị thương do trúng những mảnh kính vỡ của nhiều toà nhà. Đây được xem là vụ nổ thiên thạch gây thiệt hại nhất từ nhiều thập kỷ qua.
NASA ước tính, tảng thiên thạch này nặng khoảng 7.000 tấn và sức công phá trong vụ nổ nó tạo ra tương đương 20 quả bom nguyên tử.
(Theo VOV)
Các tin khác
YBĐT - 4 hiện vật được lựa chọn đợt này được đánh giá khá cao, có ý nghĩa đại diện cho các khung đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử ở Yên Bái.
Theo thống kê của Sở VH,TT&DL Lào Cai, trong 9 ngày nghỉ tết (từ ngày 9 đến 17-2), Lào Cai đã đón hơn 32.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước (tăng 130% so với cùng kỳ năm ngoái); riêng Sa Pa đón khoảng 5.000 lượt khách, trong đó có 2.000 lượt khách quốc tế.
Ngày 17-2, tỉnh Tuyên Quang tổ chức lễ hội Lồng Tông - ngày hội xuống đồng và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghi lễ Then của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Về dự lễ hội có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh và đông đảo bà con các dân tộc trong tỉnh.
YBĐT - Là xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, xã Đại Lịch được xem như một vùng đất đa dạng về mầu sắc văn hóa với những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa giàu bản sắc và những điệu khắp then – đàn tính của người Tày Đại Lịch thường được sử dụng trong các dịp lễ hội, cầu tài cầu lộc hay trong dịp chúc mừng đầu xuân.