Nỗi lòng “xem rạp”

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/4/2013 | 10:44:38 AM

YBĐT - Không phải người dân thành phố Yên Bái đang quay lưng lại với điện ảnh, không phải họ không có nhu cầu xem phim chiếu rạp mà chỉ là ở Yên Bái không có rạp để xem...

Rạp Hồng Hà (thành phố Yên Bái) trước kia thuộc Trung tâm phát hành Phim và Chiếu bóng tỉnh, đã từng có một thời hoàng kim.
Rạp Hồng Hà (thành phố Yên Bái) trước kia thuộc Trung tâm phát hành Phim và Chiếu bóng tỉnh, đã từng có một thời hoàng kim.

Là một cán bộ trẻ của Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng tỉnh, tôi chưa hiểu hết được sự vất vả của các bác, các chú, các anh trong đội chiếu bóng lưu động - những con người được ví như “những chiến sỹ văn hóa thầm lặng của thời bình”.Họ là những người đưa các bộ phim, các chương trình điện ảnh, băng hình phục vụ người dân ở địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ít người, nhất là những nơi mà phương tiện nghe nhìn còn chưa phủ sóng đến.

Suốt những năm tháng qua, không chỉ bản thân những người làm công tác chiếu bóng lưu động mà cả cơ quan tôi đều có thể tự hào và vui mừng vì những nỗ lực mang phim tới những vùng hẻo lánh, xa xôi nhất của tỉnh. Thế nhưng, trở về giữa thành phố Yên Bái, những người làm công tác phát hành phim và chiếu bóng như chúng tôi rất nhiều lúc phải chạnh lòng khi không có một nơi chính thức để chiếu phim cho chính những người dân thành phố.

Là người trong nghề, đương nhiên, tôi chẳng bao giờ có ý định so sánh chuyện rạp và phim chiếu rạp ở Hà Nội với một tỉnh miền núi như Yên Bái. Nhưng cứ nghĩ đến những rạp ở đất thủ đô như: Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Rạp Megastar, Rạp Ngọc Khánh, Rạp Tháng Tám... với những phim “bom tấn” của điện ảnh trong nước, thế giới được chiếu mà “thèm”. Không phải tôi “thèm” xem phim và chuyện xem giờ thì thật đơn giản, mà là “thèm” cái “không khí rạp”, thèm “cái nơi” để xem. Và tôi tin, không chỉ mình tôi, người dân Yên Bái cũng vậy.

Không phải người dân thành phố miền núi này quay lưng lại với điện ảnh, không phải họ không có nhu cầu xem phim chiếu rạp, chỉ là không có rạp để xem. Bạn bè tôi đã rất nhiều lần hỏi: “Sao chỗ bạn không chiếu phim ở rạp của thành phố mà toàn chiếu ở các huyện?”. Cơ quan tôi cũng mới đầu tư máy chiếu phim 3D nhưng để phục vụ chiếu phim lưu động, không thể chiếu cố định tại một địa điểm, cũng vì không có rạp. Rồi những câu nói kiểu như: “ở đây chả có rạp nhỉ”, “Ngày cuối tuần mà được cùng bạn bè hay gia đình đi xem phim ở rạp thì cũng vui chứ”, “Nhiều khi muốn xem phim nhưng không phải ở cái ti vi trong nhà mà chả có rạp.”…, những câu nói đó chắc chắn không phải của chỉ riêng bạn bè tôi mà tôi tin đó là câu hỏi của rất nhiều người khi mà họ có nhu cầu nhưng không có nơi phục vụ.

Tôi chỉ biết trả lời bạn bè tôi rằng, cơ quan không còn rạp nên chỉ có thể phục vụ người dân trong thành phố tại 2 điểm: công viên Yên Hòa và Quảng trường 19/8 ở ngoài trời và đi chiếu phim phục vụ đồng bào trong các huyện của tỉnh mà thôi. Nhưng nói thật là khi chúng tôi chiếu phim ở 2 điểm đó rất ít người đến xem, vì họ không thích xem ở ngoài đường hay vì bộ phim đó chỉ mang tính chất tuyên truyền trong một đợt kỷ niệm nào đấy.

Ai dám khẳng định rằng người dân thành phố không “đói” phim bởi dù cho mọi phương tiện đại chúng bây giờ có hiện đại, Internet có bùng nổ, họ có thể ngồi ở nhà, mở máy tính, gõ tên phim họ muốn xem một cách dễ dàng nhưng họ vẫn thích cái không khí cùng gia đình, bạn bè đi xem phim ở rạp. Tôi còn nghĩ, đó cũng là một nét văn hóa cộng đồng quan trọng. Không những thế, ai dám bảo đầu tư vào rạp chiếu phim là không có lợi nhuận?

Giờ đây, mọi người trong cơ quan tôi vẫn ngày ngày khắc phục những khó khăn thiếu thốn để gắn bó với nghề. Đôi lúc cũng có người “oải” nhưng niềm yêu nghề lại níu chân mọi người để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp điện ảnh Yên Bái mà trước đây là một thời huy hoàng, sáng chói. Biết đâu, mấy năm nữa, tỉnh Yên Bái lại có dự án đầu tư rạp chiếu bóng tỉnh thì sao?

Đây cũng là mơ ước, mong mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên của cơ quan tôi. Vì tôi tin chắc rằng vào cái thời mà công nghệ nghe nhìn đang phát triển như hiện nay mà vẫn còn tồn tại hình thức chiếu phim ngoài trời (chiếu bóng) cách đây đến cả 20 năm như cách chúng tôi đang làm việc ngay giữa thành phố thì quả là thiệt thòi cho người dân.

Đinh Ngọc Mai (Trung tâm Phát hành Phim – Chiếu bóng)

Các tin khác
Tác phẩm Người lính biển đảo Lý Sơn của NSNA Phạm Long Thành tại triển lãm.

Hưởng ứng Tuần lễ biển đảo Quảng Ngãi tổ chức vào cuối tháng 4, sáng 7-4 tại 122 Sương Nguyệt Ánh, quận 1, TPHCM, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi và Hội Nhiếp ảnh TPHCM phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề: Đất và người trên quê hương Hải đội Hoàng Sa.

Hoa lan mang tên phu nhân nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Singapore vừa đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Vườn thực vật Singapore (Singapore Botanic Gardens) là khu Di sản thế giới.

Roger Ebert là nhà phê bình hiếm hoi có tên trên Đại lộ Danh vọng của Hollywood.

Làng điện ảnh thế giới vừa đón nhận tin buồn khi Roger Ebert, nhà phê bình phim duy nhất từng đoạt giải Pulitzer danh giá đã qua đời hôm 4/4 tại Mỹ, hưởng thọ 70 tuổi.

Sen hồng nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân trong việc bình chọn Quốc hoa của Việt Nam.

Theo ông Phan Đình Tân, người phát ngôn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, qua các đợt trưng cầu ý kiến, sen hồng được người dân từ Bắc tới Nam ủng hộ, phù hợp với các tiêu chí lựa chọn Quốc hoa và cũng không lẫn với Quốc hoa của nước khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục