Đại thi hào Nguyễn Du được vinh danh là Danh nhân văn hóa Thế giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/5/2013 | 7:37:12 AM

Chiều 20-5, Trưởng Ban quản lý Khu di tích quốc gia Nguyễn Du (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), ông Hồ Bách Khoa cho biết, Ban Chấp hành UNESCO họp ở Paris vừa nhất trí thông qua Nghị quyết số 192 EX/32 trình Đại Hội đồng UNESCO biểu quyết vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.

Tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) có 195 nước thành viên và 8 thành viên liên kết. Đợt này có 55 nước thành viên và 1 thành viên liên kết trình 159 hồ sơ để vinh danh. Ban thư ký đã thẩm tra xem xét và trình lên Ban Chấp hành duyệt thông qua 93 hồ sơ. Hồ sơ khoa học xin vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam được đánh giá cao và là một trong số 93 hồ sơ khoa học được vinh danh đợt này.

Tháng 11-2013, Đại Hội đồng UNESCO họp ở Paris sẽ chính thức ra Quyết định vinh danh và mọi hoạt động tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du sẽ được triển khai ở Việt Nam, các nước trong cộng đồng UNESCO.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Văn Lượng gắn với rất nhiều phim về mảnh đất Hải Phòng.

Ngày 18/5, Tổ chức kỷ lục châu Á - Asia book of records (trụ sở ở Ấn Độ) chính thức công bố ba kỷ lục gia Việt Nam lọt vào Top 30 các Kỷ lục gia châu Á mới gồm: NSƯT, đạo diễn Nguyễn Văn Lượng, họa sĩ Trương Hán Minh và họa sĩ Đặng Ái Việt.

Cô gái 20 tuổi Emmeli de Forest (giữa) đã giành chiến thắng thuyết phục tại cuộc thi Eurovision 2013.

Cuộc thi Eurovision 2013 (Tiếng hát truyền hình châu Âu) đã tìm ra quán quân xứng đáng cho mùa thi năm nay, đó là nữ ca sĩ 20 tuổi Emmeli de Forest đến từ đất nước Đan Mạch.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, bắt đầu từ 1-1-2021, Việt Nam sẽ không phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự (analog) và chuyển hẳn sang công nghệ truyền hình số mặt đất.

Nghề thêu dệt thổ cẩm ở Nghĩa An.

YBĐT - Ngay từ khi mới triển khai Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghĩa An đã có cách làm của riêng mình để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người Thái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục