Không tổ chức Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính địa phương

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/7/2007 | 12:00:00 AM

"Không tổ chức Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương" là nội dung mới nhất trong văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ngày 12/7.

Nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), Thủ tướng nêu rõ, CCHC là nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp. Theo đó, hàng năm lấy kết quả CCHC làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Bộ phận tham mưu giúp việc chuyên trách về CCHC phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu cơ quan (Bộ trưởng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh). Đội ngũ này phải là những cán bộ có năng lực và phẩm chất, năng động, sáng tạo, trong độ tuổi phát triển và tâm huyết.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ sơ kết một năm thực hiện Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg (ngày 20/6/2006) về việc áp dụng hệ thống quản lý  chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc rà soát này nhằm mục đích khắc phục những bất cập liên quan đến cách thức triển khai, họa động tư vấn, cấp giấy chứng nhận... và phải được báo cáo Thủ tướng trong tháng 8/ 2007. 

Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra việc tiến hành các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch CCHC, thực hiện chủ trương mẫu hóa các báo cáo kiểm tra theo tinh thần Nghị định sô 99/2006/NĐ-CP...

Đồng thời, Chính phủ cũng đề xuất phải tăng cường cử cán bộ xuống cơ sở để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và xử lý những sai phạm, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

(Theo VNN)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục