Kết quả thu thập được qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được coi là chứng cứ để xử phạt vi phạm trật tự ATGT

  • Cập nhật: Thứ bảy, 8/9/2007 | 12:00:00 AM

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 11/2007/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông (ATGT) ban hành kèm theo Quyết định số 238/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy định, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như: máy đo tốc độ ghi hình, máy đo nồng độ cồn trong hơi thở, cân trọng tải xe cơ giới, trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định tại các trung tâm kiểm định thuộc Tổng cục đo lường chất lượng, hoặc các Chi cục đo lường chất lượng.

Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dụng khác như: camera, máy ảnh, máy ghi âm, máy định vị vệ tinh, thiết bị đo thử chất ma túy, thiết bị chống bức xạ... phải đảm bảo chất lượng và đang hoạt động tốt mới đưa vào sử dụng.

Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lắp đặt tại các địa bàn, trạm cảnh sát giao thông hoặc tại các vị trí trên luồng, tuyến giao thông: trên các cột, trụ; trên xe ô tô, mô tô, tàu, thuyền tuần tra do cán bộ, chiến sỹ cảnh sát nhân dân mặc trang phục cảnh sát hoặc mặc thường phục chịu trách nhiệm trực tiếp thao tác sử dụng.

Khi ghi nhận được hành vi vi phạm trật tự ATGT của người và phương tiện tham gia giao thông qua các phương tiện, thiết bị nói trên, cán bộ, chiến sỹ cảnh sát nhân dân ra hiệu lệnh dừng đối tượng vi phạm, thông báo lỗi vi phạm. Nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được, thì phải cho xem, sau đó lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt.

Trường hợp không dừng ngay được đối tượng vi phạm để lập biên bản, trưởng phòng nghiệp vụ công an cấp tỉnh, trưởng  công an cấp huyện trở lên có văn bản gửi chủ phương tiện vi phạm thông qua công an địa phương nơi chủ phương tiện cư trú để yêu cầu chủ phương tiện (đại diện chủ phương tiện), hoặc người có hành vi vi phạm đến trụ sở cơ quan công an để giải quyết. Khi giải quyết phải cho người vi phạm xem hình ảnh chụp hoặc bản ghi kết quả ghi thu hành vi vi phạm của họ bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trước khi lập biên bản và quyết định xử phạt theo quy định.

(Theo Website Chính phủ)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục