Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ phê chuẩn dùng vũ lực với Syria

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/9/2013 | 7:41:54 AM

Kế hoạch tiến hành tấn công quân sự vào Syria của Tổng thống Obama đã vượt qua hàng rào đầu tiên ở quốc hội vào ngày 4/9, khi được Ủy ban đối ngoại Thượng viện phê chuẩn, dọn đường cho một cuộc tranh luận về sử dụng vũ lực tại Thượng viện Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho rằng nếu không tấn công Syria, nguy cơ còn lớn hơn.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho rằng nếu không tấn công Syria, nguy cơ còn lớn hơn.

Một Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn nghị quyết sửa đổi với số phiếu ủng hộ là 10 trên 7 phiếu chống. Điều này có thể cho phép quân đội Mỹ can thiệp quân sự trong vòng 90 ngày tuy nhiên cấm lính Mỹ tấn công trên bộ.

 

Các lãnh đạo Thượng viện Mỹ cho biết một phiên họp toàn thể của cơ quan này sẽ nhóm họp và bỏ phiếu về việc cho phép sử dụng vũ lực đối với chính quyền của Tổng thống Assad vào tuần tới, nhằm đáp trả cho cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học của ông Assad nhằm vào chính người dân của mình.

 

Trong khi đó, Hạ viện Mỹ, nơi dự kiến sẽ diễn ra một cuộc bỏ phiếu vô cùng khó khăn, cũng sẽ bắt đầu xem xét về dự thảo nghị quyết vào tuần tới. Tuy nhiên, thời gian bỏ phiếu chưa được ấn định.

 

“Những gì chúng ta làm hôm nay là một bước đi đúng hướng”, Thượng nghị sỹ Dick Durbin cho hay. Nhân vật số hai của đảng Dân chủ tại Thượng viện này đã bỏ phiếu chống lại cuộc chiến ở Iraq, song ông khẳng định lần bỏ phiếu này “hoàn toàn khác trước”.

 

Trong khi đó Thượng nghị sỹ Robert Menendez, chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện, cho rằng, nghị quyết được ủy ban này thông qua sẽ là “nền tảng tốt” để thông qua ở Thượng viện.

 

Nhà Trắng đã ca ngợi Ủy ban đối ngoại Thượng viện có phản ứng nhanh chóng. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Quốc hội để xây dựng sự ủng của lưỡng đảng đối với phản ứng quân sự nhằm thực thi ngăn chặn sử dụng vũ khí hóa học và bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia Mỹ”, Nhà Trắng ra tuyên bố.

 

Chính quyền Obama đã đệ trình bản thảo nghị quyết, nhưng các lãnh đạo của Ủy ban trên đã thảo luận lại và đặt ra thời hạn tấn công là 60 ngày, cộng thêm gia hạn 30 ngày và cấm dùng bộ binh Mỹ ở Syria.

 

Tuy nhiên, theo AFP, đã có sự chia rẽ sâu sắc giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ về quy mô cũng như biện pháp của cuộc tấn công quân sự.

 

Trong lúc đó, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, ra điều trần trước Tiểu ban Đối ngoại Thượng viện. Ông Kerry đã trình bày kế hoạch của Mỹ, vào lúc thăm dò dư luận cho thấy người dân Mỹ tỏ ra lưỡng lự về việc tấn công Syria.

 

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Sinh viên Mỹ biểu tình phản đối cuộc chiến ở Gaza. Ảnh: Politico.

Cuộc biểu tình của các sinh viên đại học đang khiến Tổng thống Biden phải “đau đầu” tìm cách giải quyết, nhưng cũng có thể là lối thoát chính trị dành cho ông Trump khi có vẻ như ông chủ cũ của Nhà Trắng đang ở “kèo dưới” trong cuộc chiến pháp lý.

Nắng nóng ở Myanmar.

Theo Cơ quan khí tượng và thủy văn Myanmar, ngày 28/4 vừa qua là ngày tháng 4 nóng nhất ở Mandalay trong 77 năm qua, với nhiệt độ lên tới 44,8 độ C.

Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ở Honolulu, ngày 2/5.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Australia Nhật Bản và Philippines đã có cuộc gặp tại Hawaii ngày 3/5. Các bên đã cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng trong thời gian tới.

Các em nhỏ thu nhặt đồ đạc sót lại trong đống đổ nát của ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel vào thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 1/5/2024.

Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ tất cả các giao dịch hàng hóa liên quan đến Israel đã bị dừng cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn viện trợ nhân đạo đầy đủ, không gián đoạn tới Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục