Chủ mưu tấn công khủng bố Indonesia muốn trở thành thủ lĩnh IS Đông Nam Á

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/1/2016 | 1:49:56 PM

Cảnh sát Indonesia quy trách nhiệm vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Jakarta ngày 14-1 cho một nhóm cực đoan liên kết chặt chẽ với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria và Iraq.

Bahrun Naim được cho là đang chiến đấu cho IS ở Raqqa, Syria.
Bahrun Naim được cho là đang chiến đấu cho IS ở Raqqa, Syria.

Theo Jakarta Post, Cảnh sát trưởng Jakarta, Tướng Tito Karnavian cho biết, cảnh sát tin chắc rằng chủ mưu vụ tấn công khủng bố Jakarta là Muhammad Bahrun Naim, được cho là đang ở Raqqa, thành trì của IS ở Syria. Thông tin tình báo đã cho thấy thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi chỉ đạo thành viên thực hiện các cuộc tấn công bên ngoài Syria và Iraq.
 
"Tại khu vực Đông Nam Á, Bahrun Naim đã lập nhóm Katibah Nusantara với mục đích trở thành thủ lĩnh nhánh IS khu vực Đông Nam Á, vị trí mà nhiều nhân vật ở châu Á đang tranh giành. Vụ tấn công khủng bố Jakarta nhằm chứng minh với thủ lĩnh IS rằng Bahrun xứng đáng với vị trí này", Tướng Tito Karnavian cho biết thêm.

Cảnh sát trưởng Jakarta tiếp tục khẳng định 5 nghi phạm khủng bố đã chết trong vụ tấn công khủng bố ngày 14-1 đều là người Indonesia.

Cảnh sát Indonesia không lạ gì Bahrun, chủ một tiệm cà phê Internet ở Solo năm 2009. Tháng 11-2010, cảnh sát chống khủng bố Densus 88 đã bắt Bahrun tại nhà ở Pasar Kliwon, Surakarta, Trung Java, tịch thu hàng trăm viên đạn. Tháng 6-2011, Tòa án Surakarta kết án Bahrun 2 năm rưỡi tù giam tội sở hữu bất hợp pháp vũ khí.

Sau khi ra tù, Bahrun sang Syria để tham gia IS vào đầu năm 2015. Tháng 3-2015, cái tên Bahrun lại nổi lên sau vụ sinh viên Siri Lastari ở Đại học Muhammadiyah Surakarta (UMS) mất tích, sau đó được cho là đã đến ở cùng Bahrun và được Bahrun đưa sang Syria.

Tướng Tito Karnavian cho biết, Bahrun đặc biệt có ảnh hưởng ở Java và Sulawesi, mà Sulawesi là căn cứ của Mujahideen Đông Indonesia (MIT), nhóm có thủ lĩnh là Santoso, tên khủng bố bị truy nã gắt gao nhất.

Nasir Abas, chuyên gia về khủng bố tại Đại học Indonesia, cho rằng những kẻ tấn công khủng bố đã liên kết trực tiếp với IS và được IS tài trợ hoàn toàn. Mục tiêu vụ tấn công khủng bố nhằm thông báo sự tồn tại của chúng ở trong nước: "Chúng muốn mọi người nhận ra rằng chúng tồn tại ở Indonesia. Tất cả mối đe dọa chúng đã thực hiện lúc này là có thật và chúng nghiêm túc về nó".

Nasir Abas cho biết vụ tấn công khủng bố Jakarta ngày 14-1 có khác một số vụ tấn công trong 15 năm qua, như vụ đánh bom Bali năm 2002 và đánh bom 2 khách sạn JW Marriott và Ritz-Carlton ở Jakarta năm 2009.

Trong các vụ đánh bom trước, những kẻ khủng bố nhắm vào người phương Tây và chỉ nhằm thể hiện sự căm thù với phương Tây và các tư tưởng của phương Tây.

Vụ tấn công khủng bố ngày 14-1 là nỗ lực của nhóm để thể hiện sự phản đối phương Tây bằng cách tấn công tiệm cà phê Starbucks Coffee, một thương hiệu Mỹ, cũng tấn công các nhân viên cảnh sát đang làm nhiệm vụ, như muốn phản đối chính phủ. Thủ đoạn tấn công cũng tàn bạo hơn khi có nhiều tay súng tham gia và ngoài đánh bom tự sát còn nổ súng.

 Những vụ tấn công khủng bố lớn tại Indonesia trong 15 năm qua

* 1-8-2000: Tấn công tư dinh Đại sứ Philippines tại Jakarta, 2 dân thường thiệt mạng, Đại sứ Philippines bị thương.

* 13-9-2000: Tấn công thị trường chứng khoán Jakarta, 15 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương.

* 24-12-2000: Đánh bom các nhà thờ tại Jakarta đêm Giáng sinh, 17 người thiệt mạng, 100 người bị thương.

* 12-10-2002: Đánh bom Bali, 202 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương.

* 5-8-2003: Đánh bom khách sạn JW Marriott tại Jakarta, 12 người thiệt mạng, 150 người bị thương.

* 9-9-2004: Đánh bom Đại sứ quán Australia, 10 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương.

* 28-5-2005: Đánh bom khu chợ Tentena ở Trung Sulawesi, 22 người thiệt mạng.

* 1-10-2005: Đánh bom Bali, 23 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương.

* 17-7-2009: Đánh bom 2 khách sạn JW Marriott và Ritz-Carlton tại Jakarta, 9 người thiệt mạng, hơn 50 người bị thương.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát của đồn cảnh sát bị đánh bom ngày 14-1 ở thị trấn Cinar, tỉnh Diyarbakir, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau vụ đánh bom xe sáng 14-1 gây thiệt hại nặng cho đồn cảnh sát ở thị trấn Cinar, tỉnh Diyarbakir, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, các phiến quân từ xa còn phóng rocket vào đồn.

Tiêm vắcxin VSV-ZEBOV phòng Ebola tại trung tâm y tế ở Conakry, Guinea.

AFP đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/1 tuyên bố nước này đã phát triển một loại vắcxin phòng chống virus Ebola, dịch bệnh nguy hiểm đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng ở Tây Phi.

Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou.

Hãng thông tấn Niger (ANP) cho biết Tòa án Hiến pháp Niger đã quyết định công nhận 15 trong số 16 người có đủ điều kiện là ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống của quốc gia châu Phi này, dự kiến tổ chức vào ngày 21/2 tới.

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario (giữa) trong một cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin (trái) tại thủ đô Washington, Mỹ ngày 12/1.

Theo hãng tin Kyodo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, ông Charles Jose (Sác-lơ Giâu) ngày 13/1 cho biết Manila vừa chính thức trao công hàm phản đối các chuyến bay thử nghiệm của Trung Quốc tới một đường băng do Bắc Kinh mới xây dựng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục