EU ra tối hậu thư cho Hi Lạp về người nhập cư
- Cập nhật: Thứ ba, 26/1/2016 | 2:04:51 PM
Liên minh châu Âu (EU) vừa ra “tối hậu thư” cho Hi Lạp, yêu cầu nước này trong vòng 6 tuần phải chặn đứng làn sóng người di cư nếu không muốn rời khỏi khu vực Schengen.
![]() |
Viên cảnh sát đang chặn một chiếc ôtô ở biên giới Pháp - Italy ngày 24-1.
|
Theo Express, ngay trước cuộc họp các bộ trưởng nội vụ châu Âu, bộ trưởng các nước Đức, Áo, Bỉ, Thụy Điển và Đan Mạch đã thống nhất sẽ cảnh báo “thẳng thừng” với Hi Lạp về khả năng Hi Lạp sẽ rời khỏi “vùng Schengen” (đi lại tự do không hộ chiếu giữa 26 nước EU) nếu nước này không có cách nào ngăn chặn dòng người di cư từ Trung Đông tới châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Hơn nửa triệu người đã tới Hi Lạp trong năm ngoái, với tỉ lệ nhập cư vào châu Âu gây sốc là 8.000 người mỗi ngày.
Các nước thành viên EU bày tỏ sự mệt mỏi về việc Hi Lạp đã không thể bảo vệ biên giới bờ biển nước này với Thổ Nhĩ Kỳ, cửa ngõ chính của hơn một triệu người tị nạn đến được châu Âu bằng thuyền hồi năm ngoái.
Bộ trưởng nội vụ Áo, bà Johanna Mikl-Leitner, chỉ trích rằng Hi Lạp là nước có một trong những lực lượng hải quân lớn nhất châu Âu nên sẽ thật hoang đường nếu nước này không thể bảo vệ biên giới biển của họ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Bà lặp lại đe dọa trước đó rằng Hi Lạp có thể đối mặt với việc “tạm rời khỏi” khu vực tự do đi lại theo Hiệp ước Schengen, theo đó đưa biên giới EU tiến gần hơn tới vùng trung tâm châu Âu.
Bộ trưởng nội vụ Thụy Điển Anders Ygeman cũng có quan điểm tương tự về Hi Lạp khi cho rằng: “Nếu một quốc gia không thể thực hiện những trách nhiệm của họ, chúng ta sẽ phải hạn chế những kết nối của quốc gia đó với vùng Schengen”.
Áo là một trong những quốc gia trung chuyển chính trong lộ trình nhắm tới nước Đức của những người tị nạn.
Cả Đức và Áo cùng một số quốc gia khác thuộc vùng Schengen cũng đã áp dụng trở lại những biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư thời gian qua.
Theo Guardian, cuộc họp các bộ trưởng nội vụ châu Âu tại thủ đô Amsterdam của Hà Lan ngày 25-1 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư cho thấy, hiệp ước Schengen nhiều khả năng sẽ bị tạm ngừng trong 2 năm khi một quan chức ngoại giao cao cấp nói về làn sóng nhập cư: “Điều này là không thể tiếp tục”.
Bộ trưởng nhập cư Hà Lan Klaas Dijkhoff cho biết chính phủ các nước trong khối đã yêu cầu Ủy ban châu Âu cho phép mở rộng hoặc kéo dài các biện pháp kiểm soát biên giới áp dụng từ tháng 5 vì số người tị nạn tới châu Âu vẫn chưa giảm bớt.
Nói về khả năng tạm ngừng hiệp ước Schengen, bộ trưởng nhập cư Hà Lan nói: “Tại thời điểm này, những biện pháp như vậy là không thể tránh khỏi”.
Sau tám tiếng đàm phán tại thủ đô Hà Lan, Bộ trưởng Nội vụ Áo Johanna Mikl-Leitner tuyên bố: “Hiệp ước Schengen đang bên bờ sụp đổ”.
(Theo TTO)
Các tin khác

Bốn kẻ đánh bom tự sát kích nổ bom tại một thị trấn ở miền bắc Cameroon, giáp biên giới với Nigeria khiến 35 người thiệt mạng và 65 người khác bị thương.

Ngày 26/1, Tổng Công tố Malaysia Mohamed Apandi Ali cho biết số tiền 681 triệu USD được chuyển vào tài khoản ngân hàng của Thủ tướng Najib Razak là món quà từ hoàng gia Saudi Arabia và không có hành vi phạm tội hay tham nhũng nào trong vụ việc này.

Nhiều khu vực ở châu Á đang phải hứng chịu đợt giảm nhiệt độ kỷ lục, với mức nhiệt độ thấp nhất và những đợt bão tuyết hoành hành.

Nhà máy này do Tập đoàn Kyocera xây dựng tại thành phố Ichihara, tỉnh Chiba (Nhật Bản), sẽ được lắp đặt khoảng 51.000 module trên diện tích bề mặt nước 180.000 m2 của hồ Yamakura, có công suất phát điện 16,170 MWh/năm, cung cấp điện cho khoảng 4.970 hộ gia đình.