EU sẽ phạt những nước từ chối người xin tị nạn

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/5/2016 | 8:22:14 AM

Ủy ban châu Âu (EC) hôm qua đề xuất thay đổi quy định về tị nạn ở Liên minh châu Âu (EU), theo đó, những nước từ chối tham gia tiếp nhận người xin tị nạn sẽ bị phạt nặng. EC đề xuất mức phạt là 250.000 euro (290.000 USD)/người xin tị nạn bị từ chối.

Số người di cư tới châu Âu bằng đường biển kể từ đầu năm 2016.
Số người di cư tới châu Âu bằng đường biển kể từ đầu năm 2016.

EC muốn thay đổi hệ thống tị nạn để đối phó cơn lũ người di cư tràn vào EU gần đây. Để thành hiện thực, kế hoạch này cần sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia thành viên EU cũng như các thành viên của Nghị viện châu Âu.

Quy tắc Dublin sẽ được giữ nguyên: yêu cầu người di cư xin tị nạn ở quốc gia thành viên EU mà họ đặt chân tới đầu tiên. Tuy nhiên, cần có một số thay đổi như có kế hoạch giúp những nước nhận được số lượng đơn xin tị nạn “không cân xứng”.

EU đã có kế hoạch tổng thể để phân bổ lại 160.000 người di cư, nhưng mới thực hiện được một phần rất nhỏ từ khi kế hoạch được các thành viên nhất trí vào năm 2015.

Trước con số mức phạt dự kiến 250.000 euro, Anh và Ireland có thể chọn cách đứng ngoài các chính sách về tị nạn. Chính phủ Anh đã ngụ ý rằng, họ sẽ không tham gia. Đan Mạch cũng vậy.

Theo đề xuất mới nhất, nếu một nước nhận hơn 150% định mức hằng năm về số người xin tị nạn, kế hoạch tái phân bổ sẽ được áp dụng. Định mức này được tính toán theo dân số và kinh tế của một nước. Những nước từ chối chấp nhận định mức này sẽ bị phạt; số tiền phạt sẽ được chi dùng cho các nước ở tuyến đầu đón sóng di cư.

Đó là Hy Lạp, Ý… Đề xuất phạt của EC có khả năng sẽ đánh động các nước Trung Âu. Những nước này đã từ chối thực hiện thỏa thuận về định mức người xin tị nạn.

Tuần trước, một quan chức cấp cao của Ba Lan nói rằng, thỏa thuận không có hiệu lực. Trước đó, Ba Lan đồng ý tiếp nhận khoảng 7.000 người xin tị nạn. Nếu đề xuất phạt được thông qua, nước này đối mặt mức phạt ít nhất 1,75 tỷ euro.

Quy tắc Dublin được thiết kế để ngăn chặn tình trạng một người di cư cùng lúc nộp đơn xin tị nạn khắp châu Âu. Kể từ năm 2005, Anh sử dụng quy tắc này để gửi trả 12.000 người xin tị nạn về nước EU đầu tiên mà họ đặt chân đến.

Tuy nhiên, khủng hoảng nhập cư hiện nay bộc lộ bất cập trong nguyên tắc này. Hậu quả thấy rõ là Hy Lạp và Ý phải xử lý hầu hết các trường hợp xin tị nạn.

Đức đã tạm ngừng áp dụng quy tắc Dublin từ tháng 8 năm ngoái, khi nước này tuyên bố sẽ tiếp nhận tất cả số người Syria xin tị nạn chính trị, dẫn tới làn sóng người tị nạn và di cư tràn vào EU thông qua Hy Lạp và khu vực Tây Balkan.

(Theo TPO)

Các tin khác
Nhân viên an ninh kiểm tra thẻ căn cước hành khách ở ga tàu ở sân bay quốc tế Copenhagen, Đan Mạch.

Ủy ban Châu Âu (EC) đã quyết định kéo dài thêm 6 tháng thời gian kiểm soát biên giới tại 6 nước thuộc Hiệp ước Schengen.

Chân dung 8 người đàn ông Bangladesh âm mưu khủng bố chính quê hương của mình.

Cảnh sát Singapore ngày 3-5 đã bắt 8 người đàn ông Bangladesh đang làm việc tại nước này, với cáo buộc âm mưu tấn công khủng bố và thành lập nhà nước hồi giáo kiểu IS khi hồi hương.

Dòng người di cư đang đổ về Thổ Nhĩ Kỳ.

Ủy ban châu Âu (EC) sẽ thông qua có điều kiện cho người Thổ Nhĩ Kỳ qua lại khu vực tự do đi lại (Schengen) của châu Âu mà không cần thị thực.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) ngày 1/5 đã ký luật phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam. Trước đó, Duma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã lần lượt thông qua văn kiện trên vào cuối tháng Tư vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục