Liên hợp quốc gia hạn sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại Somalia và CHDC Congo
- Cập nhật: Thứ tư, 28/3/2018 | 1:46:03 PM
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua các nghị quyết gia hạn sứ mệnh của các lực lượng gìn giữ hòa bình tại Somalia và Cộng hòa dân chủ Congo tới ngày 31/3/2019.
Binh sĩ thuộc MONUSCO làm nhiệm vụ tại khu vực Kamonia, một trong những nơi giao tranh ác liệt nhất ở Kasal, CHDC Congo ngày 24/10/2017.
|
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, trong Nghị quyết 2408 do Anh soạn thảo và được thông qua ngày 27/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Phái bộ Trợ giúp của Liên hợp quốc tại Somalia (UNSOM) đối với tiến trình chính trị do Chính phủ Somalia dẫn đầu và bao gồm đầy đủ mọi thành phần trong xã hội.
Nghị quyết tái khẳng định sự tôn trọng đối với chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập chính trị và sự đoàn kết của Somalia, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực ngăn chặn những tác động gây bất ổn định từ cuộc khủng hoảng và tranh chấp khu vực lan sang Somalia.
UNSOM được thành lập vào ngày 3/6/2013 theo Nghị quyết 2102 của Hội đồng Bảo an, sau khi Liên hợp quốc tiến hành đánh giá toàn diện sứ mệnh ủng hộ việc thành lập chính phủ liên bang tại Somalia.
Trong khi đó, Nghị quyết 2409 cũng duy trì binh sĩ của phái bộ bình ổn của Liên hợp quốc tại DHCD Congo ở mức 16.215 quân nhân, 660 quan sát viên quân sự và sĩ quan tham mưu, 391 cảnh sát và 1.050 nhân viên của các đơn vị cảnh sát được thành lập.
Nghị quyết xác định những ưu tiên chiến lược của phái bộ (được viết tắt theo tiếng Pháp là MONUSCO) là bảo vệ dân thường và hỗ trợ việc thực thi hiệp định ngày 31/12/2016 và tiến trình bầu cử.
Hiệp định chính trị này cho phép Tổng thống Joseph Kabila, người nắm quyền từ năm 2001, tiếp tục đảm nhiệm hết nhiệm kỳ, song với điều kiện phải tiến hành bầu cử trong năm 2017.
Tuy nhiên, các cuộc bầu cử đã bị trì hoãn vì lý do hậu cần. Tháng 11/2017, Ủy ban Bầu cử quốc gia đã công bố lịch bầu cử tổng thống, nghị viện và cấp tỉnh vào ngày 23/12/2018.
Các tin khác
Đây là lần đầu tiên ông Kim Jong-un thăm Trung Quốc kể từ khi trở thành Nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên vào tháng 12/2011 đến nay.
Một cuộc trưng cầu ý dân tại Séc sẽ được chấp nhận nếu bên khởi xướng thu thập được ít nhất 850.000 chữ ký đề nghị trong vòng 6 tháng.
Hàn Quốc đã gửi danh sách phái đoàn gồm 3 thành viên đến Triều Tiên tham dự các cuộc đối thoại cao cấp Liên Triều.