Ngành giáo dục và đào tạo Mù Cang Chải- 65 năm xây dựng và phát triển

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/11/2024 | 1:57:55 PM

YênBái - Trong suốt 65 năm qua, công tác giáo dục đào tạo của huyện Mù Cang Chải đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng luôn giữ vững một mục tiêu cao cả là mang tri thức đến với đồng bào vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần không nhỏ vào việc phát triển của địa phương.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải trao thưởng cho học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học 2022 - 2023.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải trao thưởng cho học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học 2022 - 2023.

Trong suốt 65 năm qua, công tác giáo dục-  đào tạo của huyện Mù Cang Chải đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng luôn giữ vững một mục tiêu cao cả là mang tri thức đến với đồng bào vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần không nhỏ vào việc phát triển của địa phương. 

Thời kỳ đầu, việc dạy và học gặp nhiều khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn và đội ngũ giáo viên hạn chế. Tuy nhiên, với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các thầy cô giáo, mạng lưới trường lớp từng bước được mở rộng. Thời kỳ này, toàn ngành đẩy mạnh diệt "giặc dốt”. 

Sau năm 1975, quy mô mạng lưới trường lớp không ngừng được nâng lên, số lượng học sinh đã tăng đáng kể. Nhờ các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, giáo dục- đào tạo của huyện đã phát triển với tốc độ nhanh hơn, mạng lưới trường lớp được mở rộng đến 14/14 xã, thị trấn với đầy đủ các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS đến THPT; 85/116 thôn bản có lớp học. 

Năm học 2016-2017, huyện thực hiện Đề án "Rà soát sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2016 - 2020”, sáp nhập các đơn vị trường có quy mô nhỏ trên cùng một địa bàn xã, thị trấn; chuyển toàn bộ học sinh tiểu học đang học tại các điểm trường lẻ về điểm chính, thành lập các trường phổ thông dân tộc bán trú; sáp nhập một số điểm trường mầm non có ít học sinh để tạo sự tập trung hợp lý. Số lượng trường bán trú và học sinh bán trú tăng nhanh tạo bước đột phá mạnh mẽ, làm tiền đề đổi mới cho những năm học tiếp theo.

Giai đoạn 2020- 2024 đã có phát triển vượt bậc về chất lượng giáo dục toàn diện. Quy mô, mạng lưới trường lớp tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa và hiện đại. Năm học 2024 - 2025, toàn huyện có 40 cơ sở giáo dục công lập, trên 700 lớp, với trên 23.000 học sinh, trong đó có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú, 20 trường phổ thông dân tộc bán trú. Ngành đã đẩy mạnh triển khai, nhân rộng mô hình các mô hình "Trường học hạnh phúc”, "Trường học du lịch”, "Trường xanh”, "Trường học chuyển đổi số”.

Cùng với đó, ngành giáo dục và đào tạo huyện đã tập trung nhiều giải pháp đổi mới giáo dục. Hằng năm, 100% các trường mầm non đạt và vượt chỉ tiêu cam kết chất lượng; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT bình quân hằng năm đạt 99,96%. Chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ. Đã có 691 lượt học sinh giỏi cấp huyện, 57 lượt học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa. 

Những năm gần đây, có 29 dự án đạt giải cấp huyện, 9 lượt dự án đạt giải cấp tỉnh và 1 giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS... Chất lượng xóa mù chữ, phổ cập giáo dục luôn được chú trọng. Năm 2023, huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. 

Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên được quan tâm. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ trở lên là 96%; đã có hàng trăm lượt giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện; bình quân mỗi năm có gần 1.000 lượt nhà giáo được các cấp tặng thưởng các danh hiệu thi đua và khen thưởng; trong đó, nhiều lượt tập thể, cá nhân các nhà giáo được ghi nhận khen thưởng cấp tỉnh, các bộ ngành Trung ương, cờ - bằng khen của Chính phủ, xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú…

Ông Nguyễn Anh Thủy - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: Mục tiêu, nhiệm vụ đến năm 2030, giáo dục huyện Mù Cang Chải tiếp tục sắp xếp ổn định quy mô mạng lưới trường, lớp học phù hợp với sự phát triển của dân số, đáp ứng nhu cầu người học; sắp xếp lại quy mô một số trường phù hợp và thuận lợi cho công tác quản lý, đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng nền giáo dục công bằng, văn minh, hiện đại và được nâng cao chất lượng. 

Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng đại trà, mũi nhọn đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Tất cả người học đều được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững: giáo dục về lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, thúc đẩy nền văn hóa hòa bình, không bạo lực; thích ứng cao với sự đa dạng hóa hiện đại, nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, thúc đẩy sự đóng góp của văn hóa đối với sự phát triển bền vững; năm 2030 có ít nhất 50% số trường đạt chuẩn quốc gia...

Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, ngành giáo dục huyện Mù Cang Chải đã có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc, những thành tựu đã đạt được góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển của địa phương, hướng tới mục tiêu xây dựng Mù Cang Chải thành huyện du lịch, là điểm đến bản sắc, an toàn, thân thiện và thoát nghèo bền vững.

Hàng năm, huyện Mù Cang Chải dành khoảng 100 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học. Riêng giai đoạn 2020-2024, hệ thống cơ sở vật chất giáo dục đã được ngân sách Nhà nước đầu tư đạt 373,026 tỷ đồng, tăng 288,781 tỷ đồng so với giai đoạn trước; huy động nguồn lực xã hội hóa được trên 47 tỷ đồng đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học và thiết bị phục vụ giảng dạy. Qua đó, nâng tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp học năm 2024 đạt 74,5%, tăng 9,5% so với năm 2020; có 43,6% trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 25,6% so với năm 2020. 

Thanh Vy

Tags Yên Bái giáo dục đào tạo Mù Cang Chải dân tộc thiểu số

Các tin khác
HKH huyện Trấn Yên trao quà cho học sinh khó khăn.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tỉnh Yên Bái phấn đấu đến hết tháng 12/2024 sẽ hoàn thành tổ chức đại hội hội khuyến học (HKH) cấp huyện.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu giới thiệu cho học sinh về trang phục dân tộc Mông.

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Văn Yên đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực như: tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; giáo dục về truyền thống "Tôn sự, trọng đạo”, "Uống nước nhớ nguồn”, thi đua học tốt cho học sinh để tri ân các thầy giáo cô giáo...

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu tổ chức khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9, năm học 2024 - 2025

Ngày 14/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9, năm học 2024 - 2025.

Ảnh minh họa.

Thời điểm này, các trường đại học top đầu ở phía Bắc như: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách Bách Khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội…đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với những điểm mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục