Thụy Sĩ chính thức đóng cửa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/12/2019 | 7:53:35 AM

Dự kiến quá trình dỡ bỏ hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân Muhleberg sẽ phải mất 15 năm, và sẽ tạo cơ hội cho điện Mặt trời và thủy điện ở Thụy Sĩ tăng trưởng.

Nhà máy điện hạt nhân Muhleberg ở Thụy Sĩ.
Nhà máy điện hạt nhân Muhleberg ở Thụy Sĩ.

Ngày 20/12, Thụy Sĩ chính thức đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Muhleberg sau 47 năm vận hành.

Trước đó, nhà máy này đã ngừng hoạt động trong một thời gian dài.

Đây là một trong 4 nhà máy điện hạt nhân và cũng là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên chấm dứt hoạt động quốc gia Bắc Âu này.

Lễ ấn nút đóng cửa chính thức nhà máy điện hạt nhân Muhleberg diễn ra vào lúc 12h30 ngày 20/12 (giờ địa phương) và được truyền hình trực tiếp trên truyền hình.

Việc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Muhleberg nằm trong kế hoạch từng bước xóa bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân được Chính phủ Thụy Sĩ đưa ra kể từ sau sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản do thảm họa sóng thần hồi tháng 3/2011.

Tuy nhiên, cho đến nay, Thụy Sĩ chưa công bố lộ trình cụ thể đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân còn lại.

Dự kiến, quá trình dỡ bỏ hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân này sẽ phải mất 15 năm.

Bộ trưởng Môi trường Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga đánh giá đây là một ngày lịch sử của Thụy Sĩ, đồng thời cho rằng việc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Muhleberg sẽ tạo cơ hội cho điện Mặt trời và thủy điện tăng trưởng.

Theo công ty chủ quản của Muhleberg, BKW, kể từ sau khi đi vào hoạt động vào năm 1972, nhà máy điện hạt nhân này đã sản xuất khoảng 130 tỷ kWh, đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ điện của cả thủ đô Bern với khoảng 1 triệu người sinh sống trong hơn 1 thế kỷ.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh xử lý vấn đề Macau và Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc và không cho phép các thế lực bên ngoài can thiệp.

Ngày 20-12 (tối 20-12 theo giờ Việt Nam), Hạ viện Anh đã thông qua Dự luật Thỏa thuận rút khỏi Liên minh châu Âu (WAB), mở đường cho nước này rút khỏi mái nhà chung EU đúng kế hoạch vào ngày 31-1-2020.

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

GAHP vừa công bố danh sách các nước đứng đầu thế giới về số người tử vong liên quan đến ô nhiễm trong không khí, nước và môi trường làm việc.

Chính phủ Nhật Bản thông qua dự thảo ngân sách tài khóa năm 2020 là 102.658 tỷ yên.

Chính phủ Nhật Bản ngày 20-12 đã thông qua dự thảo ngân sách tài khóa năm tới là 102.658 tỷ yên (khoảng 939 tỷ USD), lớn nhất từ trước đến nay, tăng 1,2% so với dự thảo tài khóa 2019, đánh dấu 8 năm tăng liên tiếp và 2 năm liền vượt qua mức hơn 100.000 tỷ yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục