Philippines phản đối Trung Quốc khiêu khích hơn 200 lần trên biển

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/11/2021 | 2:28:23 PM

Các tàu công vụ của Trung Quốc đã thách thức tàu tuần tra Philipines bằng còi báo động và gởi những thông điệp "khiêu khích" bằng liên lạc vô tuyến hơn 200 lần trên Biển Đông, theo Bộ Ngoại giao Philippines.

Tàu tuần duyên Philippines di chuyển gần tàu hải cảnh Trung Quốc tại bãi Scarborough trên Biển Đông
Tàu tuần duyên Philippines di chuyển gần tàu hải cảnh Trung Quốc tại bãi Scarborough trên Biển Đông

Theo Hãng thông tấn PNA của Philippines ngày 21-10, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) đã gởi công hàm phản đối tới Trung Quốc vì hành động của các tàu nước này trên Biển Đông.

Phía Philippines cáo buộc tàu Trung Quốc đã hơn 200 lần hụ còi báo động và "gởi các thách thức bất hợp pháp bằng thiết bị liên lạc vô tuyến" nhắm vào các tàu Philippines. DFA không tiết lộ thêm chi tiết như địa điểm và thời gian xảy ra các sự việc trên.

"Những hành động khiêu khích này đe dọa hòa bình, trật tự và an ninh của Biển Đông cũng như đi ngược lại với các nghĩa vụ của Trung Quốc theo luật pháp quốc tế", DFA nhấn mạnh trong bài đăng trên Twitter chính thức.

Philippines đã gởi một số công hàm phản đối ngoại giao trong năm nay, song chủ yếu là do sự hiện diện và hoạt động "bất hợp pháp" của các tàu Trung Quốc tại khu vực mà Manila cho là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr đã từng tuyên bố sẽ gởi công hàm phản đối tới Bắc Kinh cho đến khi Trung Quốc ngừng đưa tàu vào EEZ Philippines. Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines chưa lên tiếng bình luận.

Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh liên quan Biển Đông luôn âm ỉ trong thời gian qua, bất chấp việc Tổng thống Rodrigo Duterte tìm kiếm quan hệ thương mại gần gũi hơn với Trung Quốc.

Theo thống kê của Hãng tin Reuters, Philippines đã gởi 80 công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc kể từ tháng 6-2016, thời điểm ông Duterte nhậm chức.

Tuần duyên và hải quân Philippines đã nhận được sự quan tâm, đầu tư nâng cấp đáng kể từ năm 2016 đến nay. Trong hơn 4 năm qua, hai lực lượng này đã nhận được thêm các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại đầu tiên từ Hàn Quốc và các tàu tuần tra xa bờ cỡ lớn được đóng tại châu Âu.

(Theo TTO)

Các tin khác
Lực lượng an ninh Ba Lan canh gác biên giới với Belarus.

Cuộc khủng hoảng di cư đang tiếp tục “nóng” lên tại biên giới Ba Lan – Belarus, khi hàng trăm người phải cắm trại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt với hy vọng được vào Liên minh châu Âu (EU).

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong ngày đầu tiên của kỳ họp Quốc hội đặc biệt, ngày 10/11, ông Fumio Kishida, người đang giữ chức Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, đã được Quốc hội Nhật Bản bầu làm thủ tướng nước này.

Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta (trái) và Bộ trưởng Thương mại New Zealand trong họp báo rạng sáng 10-11 - Ảnh chụp màn hình họp báo

Bộ trưởng Thương mại New Zealand Damien O'Connor khẳng định các tiêu chuẩn cao mà CPTPP hiện có đã trải qua quá trình đàm phán khó khăn mới đạt được và chưa có bên nào cho rằng nên điều chỉnh các tiêu chuẩn này.

Đặc phái viên Hàn Quốc về hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên Noh Kyu-duk (trái) và Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên Sung Kim tại cuộc họp báo sau cuộc gặp ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 24/10/2021.

Quan chức Mỹ-Hàn đã thảo luận về tình hiện nay, triển vọng hợp tác nhân đạo và khả năng đối thoại với Triều Tiên nhằm thúc đẩy mục tiêu phi hạt nhân hóa và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục