Quốc gia từng tuyên bố khống chế được COVID-19 giờ vỡ trận vì Omicron

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/12/2021 | 7:45:05 AM

Đan Mạch từng tuyên bố không còn là mối đe dọa cách đây vài tháng, nhưng giờ phải gồng mình đối phó với đợt sóng lây nhiễm mới vì biến chủng Omicron. Cuối tháng 8, Đan Mạch khẳng định "COVID-19 không còn đe dọa với xã hội" và dỡ bỏ tất cả hạn chế để phòng dịch. Thời điểm này, quốc gia Bắc Âu chỉ ghi nhận chưa đầy 200 ca bệnh/ngày.

Omicron buộc Đan Mạch áp đặt trở lại các biện pháp chống dịch.
Omicron buộc Đan Mạch áp đặt trở lại các biện pháp chống dịch.

Nhưng hôm 21/12, quốc gia 5,8 triệu dân báo cáo kỷ lục 13.558 ca nhiễm mới. 

Bộ trưởng Magnus Heunicke cho biết Omicron đang là biến thể thống trị tại Đan Mạch, khoảng 1 tháng sau khi nó xuất hiện và càn quét nước này với tốc độ lây lan chóng mặt.

Đối mặt với việc ca nhiễm nCoV tăng gấp đôi sau mỗi 2 ngày, Đan Mạch phải đóng cửa các rạp chiếu phim, nhà hát, phòng hòa nhạc và hạn chế giờ mở cửa của các nhà hàng. Các biện pháp này sẽ kéo dài ít nhất 4 tuần và có thể lâu hơn nếu dịch không có dấu hiệu thuyên giảm. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học Đan Mạnh nhấn mạnh làn sóng COVID-19 mới chỉ mới bắt đầu. 

"Tháng tới sẽ là thời điểm khó khăn nhất trong đại dịch”, Tyra Grove Krause, trưởng nhóm dịch tễ học tại Viện Huyết thanh Nhà nước của Đan Mạch cho biết.

Các chuyên gia xây dựng mô hình dịch bệnh của Đan Mạch tính toán hàng loạt các kịch bản tùy theo mức độ gây bệnh của Omicron. Nhưng ngay cả với kịch bản lạc quan nhất, các bệnh viện của Đan Mạch cũng sẽ phải tiếp nhận lượng bệnh nhân vượt gấp nhiều lần so với trước đây. 

"Làn sóng Omicron sẽ khiến các bệnh viện quá tải", bà Krause cảnh báo. 

Vị chuyên gia Đan Mạch ví COVID-19 như một trận lũ trong khi vaccine tạo ra 2 bức tường bảo vệ người dân. Bức tường thứ nhất giảm nguy cơ lây nhiễm, còn bức tường thứ 2 giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong. 

Bà Krause thừa nhận cả 2 bức tường có những lỗ hổng nhưng đều giúp đảm bảo nước lũ không lên quá cao. 

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Omicron, bức tường đầu tiên gần như bị loại bỏ. Dữ liệu thống kê của Đan Mạch cho thấy những người tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh như người chưa tiêm. Những người tiêm mũi tăng cường được bảo vệ tốt hơn, nhưng 3/4 dân số Đan Mạch chưa tiêm mũi thứ ba.

Lúc này, nước lũ sẽ dần chảy qua các lỗ hổng của bức tường thứ 2.

Các nhà khoa học Đan Mạch dự báo, số ca bệnh trong ngày tại nước này có thể lên tới 27.000 trường hợp vào tuần tới và tăng mạnh trong tháng 1/2022. Mô hình của Viện Huyết thanh Đan Mạch ước tính số ca nhập viện hàng ngày ở nước này có thể lên tới 800 người.

Đan Mạch hiện vẫn chưa áp dụng phong tỏa hoàn toàn để đối phó với Omicron. Nhưng bà Krause thừa nhận kể cả khi kịch bản này xảy ra, quốc gia Bắc Âu cũng rất khó kiểm soát làn sóng Omicron.

"Omicron đang lây lan rất nhanh. Tôi không thể không tính tới trường hợp tất cả chúng ta đều sẽ nhiễm bệnh”, Arieh Cohen, người phụ trách bộ phận phát triển của Viện Huyết thanh cho biết. 

Anders Fomsgaard, một đồng nghiệp của Cohen cũng dự đoán một làn sóng lây nhiễm Omicron sẽ tàn phá Đan Mạch. Nhưng ông này tin rằng hầu hết những người nhiễm bệnh sẽ chóng hồi phục và Omicron sẽ trở thành trở thành mối đe dọa ít nguy hiểm hơn. 

Vị chuyên gia cũng khẳng định virus sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn. Thông qua tiêm chủng, con người sẽ tạo ra áp lực cho mầm bệnh. Với áp lực này, nó có thể suy yếu hoặc thay đổi. 

"Nó có thể suy yếu đi nhiều. Nhưng cũng có thể tạo ra một đột biến khác", ông Fomsgaard cảnh báo.

(Theo VTC)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Những dịch chuyển địa chất tại Rãnh Nhật Bản cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra động đất và sóng thần ở miền Bắc Nhật Bản, trong đó bao gồm cả thảm họa kép vào ngày 11/3/2011.

Do chưa có hình ảnh từ hiện trường vụ chìm tàu, hình ảnh này được dùng để minh họa cho bài viết.

Ngày 20-12, một tàu chở hàng nhưng lại bất chấp quy định, chở 130 hành khách, đã bị chìm ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Madagascar. Vụ tai nạn khiến ít nhất 17 người thiệt mạng và 68 người mất tích.

Khung cảnh tan hoang khó tin sau khi bão Rai đổ bộ vào Philippines ngày 16-12.

Ngày 20-12, thống kê cho thấy ít nhất 375 người thiệt mạng, 56 người mất tích và hơn 500 người khác bị thương tại Philippines vì siêu bão Rai. Nhiều người còn đang thiếu thức ăn và nước uống.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Nhật Bản tại Tokyo ngày 6-12-2021.

Ngày 20-12, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung tài khóa 2021, trị giá 36.000 tỷ yen (khoảng 320 tỷ USD). Văn bản được thông qua sau khi Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 15-12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục