Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp kín về việc Triều Tiên thử tên lửa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/1/2022 | 2:45:59 PM

Theo nguồn tin ngoại giao, cuộc họp lần này của Hội đồng Bảo an nhằm tập trung tìm kiếm giải pháp ứng phó hữu hiệu với những vụ thử tên lửa liên tiếp trong thời gian gần đây của Triều Tiên.

Hình ảnh vụ phóng thử tên lửa dẫn đường chiến thuật của Triều Tiên ngày 17/1.
Hình ảnh vụ phóng thử tên lửa dẫn đường chiến thuật của Triều Tiên ngày 17/1.

Rạng sáng 21/1 theo giờ Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp kín về Triều Tiên, lần thứ hai trong chưa đầy hai tuần sau khi Bình Nhưỡng thử tên lửa dẫn đường chiến thuật hôm 17/1, cũng là vụ thử thứ tư trong năm 2022.

Theo nguồn tin ngoại giao, cuộc họp lần này nhằm tập trung tìm kiếm giải pháp ứng phó hữu hiệu với những vụ thử tên lửa liên tiếp trong thời gian gần đây của Triều Tiên.

Hiện 7 nước ủy viên Hội đồng Bảo an bao gồm Mỹ, Pháp, Anh, Ireland, Brazil, Albania, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Nhật Bản đã đưa ra thông cáo chung, khẳng định những vụ thử tên lửa vừa qua cho thấy Triều Tiên quyết tâm theo đuổi mục tiêu sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt bằng bất cứ giá nào.

Tuy nhiên, cuộc họp kín khẩn cấp của Hội đồng Bảo an chưa thể mang tới giải pháp tức thì bởi sự bất đồng của các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an.

Ngay trước khi cuộc họp diễn ra, Nga và Trung Quốc, hai nước ủy viên thường trực đã bác bỏ đề xuất của Mỹ muốn Hội đồng Bảo an áp đặt trừng phạt đối với 5 cá nhân người Triều Tiên trong số 6 cá nhân đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen hồi tuần trước sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thử tên lửa. Như vậy, đề xuất của Mỹ đã không được thông qua.

Trong khi đó, phía Bình Nhưỡng cũng đang phát đi những tín hiệu cho thấy họ sẽ tiếp tục thử vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa với lý do "tự vệ."

Kể từ đầu năm 2021, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần đề xuất đối thoại với Bình Nhưỡng với hy vọng sẽ thuyết phục được Triều Tiên ngừng thử tên lửa và phát triển vũ khí hạt nhân nhưng tới nay, nỗ lực ngoại giao đều chưa dẫn tới thành công.

Triều Tiên đã bị áp đặt nhiều lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc kể từ năm 2006.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires.

Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục