Nghị viện châu Âu đang chuẩn bị thành lập một ủy ban điều tra vụ bê bối phần mềm gián điệp Pegasus sau khi xuất hiện bằng chứng liên quan tới việc chính phủ Ba Lan và Hungary sử dụng phần mềm này để giám sát các nhà phê bình chính phủ.
|
Ảnh minh họa.
|
Nghị viện châu Âu sẽ lấy thông tin từ các cơ quan tình báo của các quốc gia thành viên, các chính trị gia được bầu và các quan chức cấp cao của các nước có liên quan. Động thái này diễn ra trong bối cảnh một số cơ quan truyền thông tiết lộ rằng phần mềm Pegasus đã được sử dụng để chống lại các nhà báo, nhà hoạt động đối lập và chính trị gia ở nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả ở châu Âu.
Phần mềm Pegasus cho phép người điều khiển kiểm soát thiết bị di động của mục tiêu, truy cập tất cả dữ liệu ngay cả từ các ứng dụng nhắn tin được mã hóa và bật ghi âm hoặc quay video.
Cuộc điều tra của tờ Guardian và 16 tổ chức truyền thông khác đã dựa trên phân tích pháp y về điện thoại và cơ sở dữ liệu bị rò rỉ của 50.000 số điện thoại, bao gồm cả tổng thống Pháp, Emmanuel Macro, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và các nguyên thủ và các quan chức cấp cao của chính phủ, ngoại giao và quân đội của hơn 30 quốc gia.
Trước đó vào giữa tháng 1, các thành viên thuộc khối Đổi mới châu Âu đã yêu cầu Ủy ban châu Âu mở cuộc điều tra về hành vi lạm dụng khi sử dụng phần mềm gián điệp Pegasus của các chính phủ trong Liên minh châu Âu.
Ba Lan và Hungary đã xác nhận có sử dụng phần mềm này với một số các đối tượng tuy nhiên phủ nhận việc sử dụng nó cho các mục đích chính trị. Tại Ba Lan, truyền thông cho biết Cục Chống Tham nhũng Trung ương (CBA) của nước này đã mua phần mềm Pegasus vào năm 2017 bằng nguồn vốn từ Bộ Tư pháp.
Ông Stéphane Séjourné cho biết: "Vụ bê bối Pegasus không chỉ là một cuộc tấn công vào quyền tự do cá nhân mà đó là một cuộc tấn công của các chế độ chuyên quyền, vào bản chất của các nền dân chủ châu Âu. Phần mềm được phát triển để nhắm mục tiêu chống khủng bố thì lại được các chính phủ châu Âu sử dụng để chống lại các chính trị gia đối lập, điều này thực sự rất nghiêm trọng”.
Ông cũng cho biết một quy định về quyền riêng tư đang chờ EU thông qua sẽ thắt chặt các quy tắc hơn nữa, đồng thời kêu gọi Các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và các quốc gia thành viên khẩn trương đồng ý về các chi tiết của luật mới liên quan đến vụ bê bối phần mềm gián điệp này.
(Theo VOV)
Chính phủ Anh vừa ban hành một luật mới, cho phép họ có thêm quyền mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga giữa cuộc khủng hoảng Ukraina.
Xe chở Thủ tướng Libya Abdulhamid al-Dbeibah đã bị những kẻ ám sát tấn công nhưng lãnh đạo lâm thời Libya may mắn thoát chết.
Bộ trưởng Dầu khí Libya Aoun cho biết Tripoli không thể giải quyết cuộc khủng hoảng khí đốt của EU.
Chính phủ Anh ngày 9/2 tuyên bố nước này sẵn sàng triển khai thêm 1.000 binh sĩ để giải quyết bất kỳ cuộc khủng hoảng nhân đạo nào liên quan Ukraine, giữa lúc phương Tây nghi ngờ Nga chuẩn bị tấn công Ukraine.