Tổng thống Mỹ Biden bất lực với giá dầu

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/2/2022 | 10:20:41 AM

Giá dầu thô quốc tế tăng vượt mức 100 USD/thùng sau khi Nga tấn công Ukraine, và các biện pháp kiềm chế giá của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tỏ ra kém hiệu quả.

Các biện pháp kiềm chế giá dầu của ông Biden tỏ ra không mấy hiệu quả.
Các biện pháp kiềm chế giá dầu của ông Biden tỏ ra không mấy hiệu quả.

Theo Wall Street Journal, với việc giá dầu thô tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014, ông Biden tuyên bố ông sẵn sàng xả thêm dầu từ kho dự trữ chiến lược quốc gia nếu cần thiết. "Tôi sẽ làm tất cả để giảm nhẹ sự thiệt hại của người dân Mỹ khi đi mua xăng”, tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết ông Biden không có nhiều phương án để kiềm chế giá dầu, một phần bởi Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới. Giá có thể tăng vọt nếu chiến sự làm đứt quãng nguồn cung.

"Đây là giá trên thị trường quốc tế và tổng thống Mỹ hầu như bất lực”, ông Jason Furman, cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, cho biết.

Giá năng lượng tăng cao là vấn đề rắc rối đối với chính quyền ông Biden trong suốt năm đầu tiên ông nắm quyền và những nỗ lực kiềm chế giá của ông tỏ ra không mấy hiệu quả. Khi giá xăng tăng vào đợt Lễ Tạ ơn, chính phủ Mỹ phối hợp với 5 quốc gia để xả dầu 70 triệu thùng dầu từ kho dự trữ ra thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, chỉ sau một quãng thời gian ngắn, giá dầu lại tăng vào cuối tháng 1. 

"Biện pháp xả dầu từ kho dự trữ có tác động rất hạn chế”, nhà phân tích James West của hãng nghiên cứu Evercore ISI nhận định.

Thời gian qua, lãnh đạo các tập đoàn dầu khí liên tục chỉ trích ông Biden vì thúc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh ở thời điểm cả thế giới vẫn phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Họ cho rằng ông Biden cần hỗ trợ sự phát triển của ngành dầu khí để đảm bảo nguồn cung năng lượng.

Ngoài ra, dù giá dầu tăng cao, giới đầu tư vẫn liên tục gây sức ép buộc các công ty dầu khí Mỹ hạn chế tăng sản lượng, thay vào đó đổ tiền trả cổ tức cho cổ đông. Và nhiều công ty Mỹ cũng đã khai thác gần hết giếng dầu của họ, do đó khó có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng chóng mặt hồi thập niên 2010.

"Trong thời gian tới, ông Biden sẽ gặp nhiều khó khăn (với giá năng lượng). Mọi giải pháp đều không hiệu quả”, ông Bob McNally, cố vấn năng lượng của cựu Tổng thống Mỹ George Bush, nói.

Vấn đề lớn nhất là việc nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau dịch Covid-19, khiến nhu cầu tiêu thụ dầu tăng vọt, vượt xa tốc độ tăng trưởng của nguồn cung. Do đó, giá xăng tăng khoảng 50% kể từ khi ông Biden lên nắm quyền.

Cuộc khủng hoảng Ukraine càng gây sức ép lên giá dầu. Nga là nhà sản xuất dầu thô lớn thứ ba thế giới, đóng góp hơn 10% tổng cung toàn cầu. Khoảng 50% lượng dầu xuất khẩu của Nga chảy đến châu Âu. Các nhà phân tích cho rằng khả năng đứt quãng nguồn cung chắc chắn sẽ xảy ra.

Một số quan chức Mỹ thừa nhận sự phụ thuộc của thế giới vào dầu Nga khiến chính quyền ông Biden e ngại, không dám áp dụng các biện pháp trừng phạt có thể khiến giá năng lượng leo thang. Đòn cấm vận vừa qua không bao gồm các biện pháp hạn chế xuất khẩu dầu khí của Nga.

Hiện chính quyền ông Biden cũng đang đàm phán với Saudi Araba về việc tăng sản lượng dầu thô. Tuy nhiên, Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh chưa hề tăng sản lượng.

(Theo VOV)

Các tin khác
Bà Natali Sevriukova, một cư dân thủ đô Kiev của Ukraine, òa khóc sau khi căn hộ của mình đổ nát vì giao tranh sáng 25/2.

Cuộc tấn công của Nga là một bài học đau đớn không chỉ với Ukraine mà cả với những ai vẫn trông chờ, tin tưởng vào những lời hứa. Không ai xả thân vì Ukraine khi chiến tranh xảy ra. Cuộc chiến có thể kéo dài đến khi Nga đạt được những mục tiêu của mình.

Tổng thống Putin họp báo tại thủ đô Moskva của Nga ngày 22/2.

Mỹ, Anh, Canada và EU vừa tuyên bố áp đặt các lệnh cấm vận nhắm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Sergei Lavrov về hành động quân sự của Nga đối với Ukraine.

Tổng thống Volodymyr Zelensky dự cuộc họp khẩn với các quan chức cấp cao tại Kiev sau khi Nga thông báo tiến hành

Người phát ngôn của Tổng thống Ukraine cho biết ông Volodymyr Zelensky sẵn sàng khởi động tiến trình đàm phán về một lệnh ngừng bắn với Nga, khẳng định rằng Kiev đã liên lạc với điện Kremlin về địa điểm và thời gian có thể diễn ra các cuộc trao đổi.

Nga đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng 2/2022.

Nga đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) về chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraina.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục