Nga cảnh báo sắc lạnh về việc phương Tây hỗ trợ vũ khí cho Ukraine

  • Cập nhật: Chủ nhật, 13/3/2022 | 8:40:47 AM

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo Nga có thể đưa các đoàn xe chở vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine vào tầm ngắm.

Hệ thống vũ khí do Anh cung cấp được chuyển tới Kiev ngày 18/1. Ảnh - Anadolu.
Hệ thống vũ khí do Anh cung cấp được chuyển tới Kiev ngày 18/1. Ảnh - Anadolu.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh Channel One của Nga ngày 12/3, ông Ryabkov cho biết: "Chúng tôi đã cảnh báo Mỹ rằng - việc một số quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine không chỉ là hành động nguy hiểm mà còn khiến những đoàn xe chở vũ khí này trở thành mục tiêu hợp pháp”.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga không đề cập tới địa điểm và thời điểm Nga có thể thực hiện hành động nhằm vào các đoàn xe chở vũ khí quân sự.

Song, ông Ryabkov cảnh báo hành động "chuyển giao thiếu suy nghĩ” các loại "vũ khí nguy hiểm” như tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không vác vai sẽ kéo theo rủi ro cho chính các nước phương Tây.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng đã nhắc tới những mối đe doạ này trong một phát ngôn trước đó. Theo ông Lavrov, nếu các loại vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine (như tên lửa phòng không vác vai) "rơi vào tay nhầm đối tượng", có thể đe dọa an ninh hàng không dân sự trên không phận Ukraine hoặc châu Âu trong những năm tới.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov khẳng định việc cung cấp vũ khí cho Ukraine khiến Mỹ yếu thế hơn trong các cuộc đàm phán với Moscow vì lúc đó, những lời kêu gọi chấm dứt xung đột của Mỹ sẽ không được xem như "tín hiệu nghiêm túc”.

"Chính Mỹ mới là nguồn chính gây căng thẳng trên thế giới”, ông Ryabkov nhấn mạnh

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, ước tính 14 quốc gia đã hỗ trợ quân sự, thiết bị, vũ khí cho Ukraine.

Một quan chức Mỹ cho hay Washington và một số đồng minh NATO đã cung cấp cho Ukraine 17.000 tên lửa chống tăng và 2.000 tên lửa phòng không.

Song, tới thời điểm này, Mỹ và NATO đã bác yêu cầu của Ukraine về việc thiết lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine hoặc chuyển giao máy bay có từ thời Liên Xô của một số nước Đông Âu cho Ukraine để tránh xung đột quân sự trực tiếp với Nga.

(Theo Báo Giao thông)

Các tin khác
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng các lãnh đạo EU khác chụp ảnh tại hội nghị không chính thức ở Versailles ngày 10/3.

Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lên án "nỗi đau" mà Nga gây ra với Ukraine, nhưng từ chối đề nghị của Kiev cho nước này nhanh chóng gia nhập khối.

Một cơ sơ khai thác dầu của Iran ở đảo Khark.

Giám đốc điều hành Công ty dầu quốc gia Iran (NIOC), ông Mohsen Khojasteh Mehr ngày 11/3 tuyên bố Iran sẵn sàng cung cấp dầu cho thị thường thế giới, qua đó góp phần bình ổn giá mặt hàng này.

Ông Gabriel Boric.

Hôm qua (11/3), ông Gabriel Boric đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Chile, trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất của quốc gia Nam Mỹ này sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 12/2021.

Tổng thống Mỹ Joe Biden

Tổng thống Joe Biden cho biết các nước G7 sẽ thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc của Nga, đồng thời công bố lệnh cấm vận đối với hải sản, rượu và kim cương của Nga. Hàng hóa Nga sẽ bị áp thuế nhiều hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục