Phát biểu đánh dấu lễ ký ban hành luật, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh: "Luật này không chỉ về quá khứ của chúng ta, mà còn về hiện tại của chúng ta và cả tương lai của chúng ta".
|
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chống hành động tư hình do phân biệt chủng tộc tại Nhà Trắng, ngày 29/3/2022.
|
Chiều 29/3 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật quy định hành động tư hình do phân biệt chủng tộc là tội ác hận thù liên bang. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ ban hành luật liên bang chống tư hình do phân biệt chủng tộc.
Phát biểu tại vườn Hồng của Nhà Trắng đánh dấu lễ ký ban hành luật, Tổng thống Biden nhấn mạnh: "Luật này không chỉ về quá khứ của chúng ta, mà còn về hiện tại của chúng ta và cả tương lai của chúng ta."
Ông cũng nhấn mạnh rằng các nhà hoạt động dân quyền và lập pháp Mỹ đã tận lực trong hơn 100 năm qua để thông qua dự luật này.
Xuất hiện bên cạnh ông Biden tại sự kiện này có Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.
Bà Harris gọi hành động tư hình do phân biệt chủng tộc là "một vết nhơ trong lịch sử của nước Mỹ." Bà nhấn mạnh các hành động khủng bố chủng tộc vẫn xảy ra tại Mỹ và điều cần làm hiện tại là can đảm nêu tên và buộc các thủ phạm phải chịu trách nhiệm.
Đạo luật này được đặt theo tên của Emmett Till, cậu bé 14 tuổi người Mỹ gốc Phi bị hai người đàn ông da trắng đánh đập và sát hại ở Mississippi năm 1955.
Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật trên vào ngày 7/3 vừa qua, một tháng sau khi Hạ viện thông qua. Luật xác định rõ tư hình là một tội ác thù hận có thể bị phạt tù tới 30 năm.
Đại học Tuskegee chuyên theo dõi lịch sử các vụ tư hình do phân biệt chủng tộc tại Mỹ ước tính hơn 4.700 người đã bị tư hình từ năm 1882 đến năm 1968, đa số là người Mỹ gốc Phi.
(Theo Vietnam+)
Trong một tuyên bố bằng video được đăng tải trên Telegram, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho hay ba hành lang nhân đạo đã được nhất trí mở lại.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm qua đã kêu gọi ngừng bắn nhân đạo tại Ukraine.
G20 đang đứng trước nguy cơ rạn nứt về vấn đề Nga có được tiếp tục làm thành viên của nhóm hay không, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố cần loại trừ Mátxcơva. Đó không phải điều Indonesia mong muốn khi đảm nhận cương vị chủ tịch luân phiên trong năm nay.
Hôm 28/3, TASS đưa tin Ủy ban châu Âu (EC) xác nhận rằng EU sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng từ Nga trong ít nhất 5 năm tới.