Liên Hợp Quốc thảo luận lệnh ngừng bắn nhân đạo với Nga, Ukraine

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/4/2022 | 8:44:47 AM

Quan chức Liên Hợp Quốc cấp cao sẽ tới Nga và Ukraine để thảo luận về "lệnh ngừng bắn nhân đạo" vào cuối tuần này.

Một binh sĩ Ukraine đứng trên xác xe tăng ở ngoại ô thủ đô Kiev ngày 1/4.
Một binh sĩ Ukraine đứng trên xác xe tăng ở ngoại ô thủ đô Kiev ngày 1/4.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 1/4 cho biết cấp phó phụ trách các vấn đề nhân đạo Martin Griffiths sẽ bay tới Moskva ngày 3/4, sau đó tới Kiev. Ông Guterres khẳng định chuyến đi cho thấy LHQ "không từ bỏ quan điểm chấm dứt xung đột ở Ukraine, Yemen và mọi nơi trên thế giới".

Cả Nga và Ukraine đều đồng ý gặp ông Griffiths, Tổng thư ký LHQ cho biết. Nga trước đó khước từ các chuyến thăm của quan chức LHQ cấp cao để thảo luận về chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Kể từ khi chiến sự bùng phát, Tổng thư ký LHQ không liên lạc được với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Các quan chức ngoại giao cho biết Tổng thống Putin "tức giận" trước cáo buộc của ông Guterres rằng Nga "vi phạm Hiến chương LHQ" khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Nga ngày 24/2 phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine". Đại diện đoàn đàm phán Nga và Ukraine hôm qua thông báo tiếp tục hội đàm theo hình thức trực tuyến, sau cuộc thảo luận trực tiếp được đánh giá là tích cực ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/3.

Hai bên chưa công bố thông tin chi tiết nào liên quan đến cuộc đàm phán. Trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky tuyên bố nước này không thay đổi lập trường về Crimea và Donbass.

Mykhailo Podolyak, nhà đàm phán Ukraine, cho biết cảm thấy "tích cực" về quá trình đàm phán với Nga sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc đàm phán ở Istanbul thắp hy vọng về chấm dứt hơn một tháng chiến sự giữa Nga và Ukraine, bất chấp giao tranh trên thực địa chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chiến sự tại Ukraine khiến hơn 4,1 triệu người rời khỏi quốc gia này, 90% trong số này là phụ nữ và trẻ em. Gần 2,4 triệu người từ Ukraine đã tới Ba Lan, hơn 623.000 người tới Romania, 390.000 người tới Moldova, 374.000 người tới Hungary và 350.000 người tới Nga.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Ảnh đồ họa một van ống dẫn khí đốt đặt trên logo của Gazprom.

Khí đốt của Nga vẫn được đưa đến châu Âu hôm nay, bất chấp việc Nga cảnh báo sẽ cắt nguồn cung nếu không được thanh toán bằng ruble.

Khói bốc lên sau một cuộc oanh kích của liên quân do Saudi Arabia đứng đầu nhằm vào các mục tiêu của lực lượng Houthi ở Sanaa, Yemen ngày 30/3/2020.

Saudi Arabia tuyên bố ngừng bắn ở Yemen, có thể chấm dứt cuộc chiến 7 năm Tại New York, ngày 1/4, phó phát ngôn viên của Liên hợp quốc (LHQ) Farhan Haq cho biết, các bên tham chiến tại Yemen đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong 2 tháng, bắt đầu từ ngày 2/4.

Nhà máy điện chạy bằng khí Lichterfelde ở Berlin, Đức, ngày 30/3.

Châu Âu phản đối việc mua khí đốt Nga bằng ruble, còn Nga lại muốn hỗ trợ nội tệ đang chịu ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tại Bắc Kinh hôm 3/3.

Bắc Kinh thông báo áp đặt trừng phạt hạn chế thị thực với các quan chức Mỹ "bịa đặt" về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục