WB triển khai 3 dự án về y tế, nông nghiệp và sinh kế ở Afghanistan, song sẽ tiếp tục đình chỉ khoảng 150 triệu USD tài trợ cho các dự án giáo dục ở quốc gia Tây Nam Á này.
|
Một em nhỏ chở nước sinh hoạt lấy từ vòi công cộng ở thành phố Kandahar, Afghanistan ngày 22/3/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)
|
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa quyết định nối lại triển khai 3 dự án về y tế, nông nghiệp và sinh kế ở Afghanistan, song sẽ tiếp tục đình chỉ khoảng 150 triệu USD tài trợ cho các dự án giáo dục ở quốc gia Tây Nam Á này.
Trước đó, cuối tháng Ba, WB đã tạm dừng 4 dự án trị giá khoảng 600 triệu USD do lo ngại việc Taliban ban hành lệnh cấm nữ sinh trung học đến trường.
WB lưu ý rằng chính sách của ngân hàng này trong tất cả các dự án tài trợ thông qua Quỹ Ủy thác Tái thiết Afghanistan (ARTF) là phải đảm bảo sự bình đẳng và khả năng tiếp cận các dịch vụ của phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan.
Các quan chức WB cũng quyết định "nối lại sự chuẩn bị" cho 3 dự án không liên quan tới giáo dục trị ở Afghanistan giá khoảng 450 triệu USD trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này đang ngày càng trở nên tồi tệ do giá lương thực và năng lượng tăng liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.
Hôm 18/4, Bộ Tài chính Mỹ thông báo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và các nhà tài trợ chính cho ARTF sẽ nhóm họp vào ngày 22/4 tới nhân Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB, để thảo luận về những khó khăn về kinh tế và mất an ninh lương thực ngày càng tăng tại Afghanistan.
Một số tổ chức đa phương, trong đó có Phái bộ Hỗ trợ Liên hợp quốc tại Afghanistan (UNAMA) và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (IDB) cũng sẽ tham gia cuộc họp này.
Tuần trước, WB đã cảnh báo triển vọng ảm đạm của nền kinh tế Afghanistan, chỉ ra rằng thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia này đã giảm hơn 1/3 trong 4 tháng cuối năm 2021 sau khi Taliban lên nắm quyền tại quốc gia Tây Nam Á này vào giữa tháng 8/2021.
Theo WB, khoảng 37% hộ gia đình Afghanistan hiện không đủ khả năng tài chính để mua thực phẩm, trong khi 33% chỉ vừa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của gia đình.
(Theo Vietnam+)
Khủng bố trong khu vực Đông Nam Á đã giảm mạnh giữa lúc đại dịch COVID-19 hoành hành, song liệu việc mở cửa biên giới có dẫn đến sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố?
Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho biết ông Antonio Guterres đã cố liên lạc với Tổng thống Putin kể từ khi Nga bắt đầu đưa quân vào Ukraine.
Một quan chức cấp cao của Ukraine cảnh báo nguy cơ dừng đàm phán hòa bình nếu Nga giành quyền kiểm soát thành phố chiến lược Mariupol giáp biển Azov.
Ngày 19-4, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã xin lỗi trước Hạ viện, sau khi bị cảnh sát phạt tiền vì vi phạm quy định phòng dịch COVID-19 hồi tháng 6-2020 và đối mặt với lời kêu gọi từ chức của phe đối lập.