Áo nói không thể cấm vận khí đốt Nga

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/4/2022 | 7:37:47 AM

Áo tuyên bố cấm vận khí đốt tự nhiên Nga "hiện là không thể" và kế hoạch châu Âu dừng nhập khí đốt Nga vào năm 2027 là "rất tham vọng".

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở vùng Leningrad, Nga hồi tháng 7/2021.
Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở vùng Leningrad, Nga hồi tháng 7/2021.

"Áo phụ thuộc 80% vào khí đốt Nga. Thật đau lòng khi phải nói rằng cấm vận khí đốt hiện là không thể thực hiện đối với chúng tôi, cũng như với một số quốc gia khác. Bản chất của các lệnh trừng phạt là để chúng ta trụ được lâu hơn Tổng thống Nga Vladimir Putin, và chúng tôi không thể làm điều đó nếu không có khí đốt", Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessler nói với Die Presse, tờ báo nổi tiếng của nước này cuối tuần qua.

EU đầu tháng này thông báo dự định dừng nhập khẩu khí đốt từ Nga vào năm 2027, sau khi Nga yêu cầu những "quốc gia không thân thiện" phải thanh toán hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble. Áo cũng kích hoạt "cơ chế khẩn cấp sớm" để quản lý nguồn cung khí đốt, nhằm giảm phụ thuộc Nga.

Tuy nhiên, theo bà Gewessler, khó có khả năng châu Âu sẽ ngừng mua khí đốt của Nga theo thời hạn cuối năm 2027.

"Điều đó không xảy ra trong một sớm một chiều và thành thật mà nói, đặt thời hạn năm 2027 là rất tham vọng. Mọi kế hoạch loại bỏ đều có ba trụ cột: thứ nhất, giảm hoặc hoàn toàn không tiêu thụ khí đốt, chẳng hạn thay hệ thống sưởi bằng khí đốt bằng cách chuyển sang sử dụng điện xanh. Thứ hai, tăng sản xuất trong nước, tức mở rộng sản xuất hydro và khí sinh học. Thứ ba, tìm kiếm các quốc gia cung cấp mới", bà giải thích, đồng thời lưu ý rằng tất cả biện pháp này cần có thời gian.

Gewessler nhấn mạnh các vấn đề hiện tại của Áo liên quan nguồn năng lượng là "kết quả các chính sách 15 năm qua" khi đất nước thực hiện quá ít biện pháp để giảm phụ thuộc năng lượng Nga. Bà cho rằng mọi bước được thực hiện để loại bỏ nhập khẩu khí đốt Nga là ưu tiên của Áo và EU, nhưng thừa nhận sẽ rất khó để cắt hoàn toàn nguồn cung cấp từ Nga.

"Trong trường hợp thiếu khí đốt, chúng ta sẽ phải chịu đựng không chỉ nhiệt độ trong phòng giảm, mà còn cả suy giảm sản xuất, thất nghiệp và nghèo đói. Vì vậy, đó là tình huống mà chúng ta không thể cầm cự được lâu như ông Putin", bà nói.

Tuy nhiên, theo Gewessler, giới chức vẫn phải tìm mọi cách để dừng phụ thuộc vào khí đốt Nga. Áo đã nhập khẩu một số lô khí đốt từ Na Uy và có thể mở rộng thêm chuỗi cung ứng. Dù vậy, Bộ trưởng không cho biết các nhà cung cấp có thể thay thế bao nhiêu khí đốt Nga trong ngắn hạn.

Mỹ hồi đầu tháng 3 quyết định cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga để phản ứng việc Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhưng EU từ chối áp đặt biện pháp tương tự do lo ngại ảnh hưởng kinh tế và sản xuất. Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này. Khoảng 25% nguồn dầu mỏ cho châu Âu cũng đến từ Nga.
(Theo VnExpress)

Các tin khác
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Quân đội cách mạng nhân dân Triều Tiên (KPLA), báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên ngày 25/4 đã đăng bài xã luận kêu gọi toàn quân, toàn dân đoàn kết, vững tin dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng do nhà lãnh đạo Kim Jong-un đứng đầu.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chiến thắng trước đối thủ Marine Le Pen trong cuộc bầu cử hôm 24-4.

Nhiều lãnh đạo thế giới đã gửi lời chúc mừng sau chiến thắng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước đối thủ Marine Le Pen trong cuộc bầu cử hôm 24-4.

Châu Âu đồng ý cho các doanh nghiệp thanh toán hợp đồng khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Ảnh: DW

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 22/4 đã thay đổi lập trường của mình khi tuyên bố các doanh nghiệp EU có thể thanh toán tiền mua khí đốt Nga bằng đồng rúp, miễn không vi phạm các lệnh trừng phạt đang áp đặt lên Moscow.

Cử tri Pháp tại các lãnh thổ hải ngoại đã đi bỏ phiếu sớm trong ngày 23/4. (Ảnh: Le Monde)

Hơn 48 triệu cử tri Pháp ngày hôm nay sẽ đi bỏ phiếu vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống để lựa chọn ông Emmanuel Macron hoặc bà Marine Le Pen làm Tổng thống của Pháp trong nhiệm kỳ 5 năm tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục