Bộ Ngoại giao Nga ngày 18-5 thông báo trục xuất 85 nhà ngoại giao châu Âu nhằm đáp trả việc phương Tây trục xuất các nhà ngoại giao Nga trước đó.
|
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga tại thủ đô Matxcơva - Ảnh chụp màn hình Tass
|
Theo Hãng thông tấn Tass của Nga, 27 người thuộc Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Matxcơva và Tổng lãnh sự quán Tây Ban Nha tại thành phố Saint Petersburg có thời gian 1 tuần để rời khỏi Nga.
Quyết định được trao cho Đại sứ Tây Ban Nha Marcos Gomez Martinez khi ông này được triệu tập tới Bộ Ngoại giao Nga ngày 18-5.
Cùng ngày, Nga thông báo 24 người thuộc Đại sứ quán Ý tại Matxcơva sẽ phải rời khỏi nước này. Bộ Ngoại giao Nga xác nhận đây là một biện pháp trả đũa tương xứng cho việc Ý đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
34 nhà ngoại giao Pháp cũng bị Nga đưa vào danh sách "nhân vật không được hoan nghênh", đồng nghĩa họ phải rời Nga trong thời gian Matxcơva quy định.
Theo Tass, những người này phải ra khỏi lãnh thổ Nga trong vòng 2 tuần kể từ ngày 18-5, thời điểm thông báo trục xuất được trao cho Đại sứ Pháp tại Nga Pierre Levy.
Trong tuyên bố cùng ngày 18-5, Thủ tướng Ý Pierre Levy đã chỉ trích quyết định của Nga và mô tả đây là một "hành động thù địch".
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Pháp cũng phản đối quyết định của Nga, gọi đây là hành động "không có cơ sở pháp lý" và Paris lấy làm tiếc vì hành động của Matxcơva.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24-2, các nước phương Tây đã trục xuất hơn 300 nhà ngoại giao Nga. Matxcơva cũng trục xuất các nhà ngoại giao châu Âu với số lượng tương đương như một hành động trả đũa.
Các động thái "ăn miếng trả miếng" cùng bầu không khí chính trị căng thẳng đã khiến không ít nhà ngoại giao Nga cảm thấy áp lực và bị cô lập ở một số nước, theo Hãng tin Reuters.
(Theo Tin tức)
Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni cho biết gói trừng phạt chống Nga thứ 6 của EU đối với Nga bị chặn.
Tổng thống Croatia Zoran Milanovic ngày 18/5 cho biết, ông có kế hoạch chỉ thị cho Đại sứ Mario Nobilo, đại diện thường trực của nước này tại NATO, ngăn Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 18/5 cho biết, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.
Ngày 17/5, Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo về việc nước này đã quyết định chính thức rút khỏi Hội đồng các quốc gia Biển Baltic (CBSS), trong bối cảnh quan hệ Moscow và phương Tây liên tiếp bị kéo căng liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.