Nepal: Máy bay chở 22 người rơi xuống cửa sông

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/5/2022 | 7:35:51 AM

Chở 22 người Nepal và khách nước ngoài, một chiếc máy bay 43 tuổi của hãng hàng không Nepal Tara Air hôm qua rơi xuống cửa sông, báo chí Nepal và Ấn Độ đưa tin tối 29/5. Vị trí máy bay gặp nạn được xác định nhờ điện thoại của phi công đổ chuông trước khi nó mất liên lạc.

"Theo thông tin do người dân địa phương cung cấp cho Quân đội Nepal, chiếc máy bay của Tara Air đã bị rơi tại cửa sông Lamche dưới vùng sạt lở của núi Manapathi Himal (cao hơn 5.500 mét). Quân đội Nepal đang tới hiện trường theo cả đường bộ và đường hàng không”, hãng tin ANI dẫn lời người phát ngôn Quân đội Nepal Narayan Silwal. Giới chức Nepal nói rằng, tín hiệu cuối cùng nhận được từ máy bay là khi nó rẽ về phía đỉnh Dhaulagiri. Cao 8.167 mét, Dhaulagiri là đỉnh núi cao thứ 7 trên thế giới.

Theo người phát ngôn của Tara Air, chiếc máy bay Twin Otter (do Canada sản xuất) cất cánh lúc 9h55 từ thành phố Pokhara ở miền trung của Nepal và đang trên đường tới sân bay Jomsom ở tỉnh Gandaki thì mất liên lạc lúc 10h07. Pokhara cách Jomsom khoảng 70 km theo đường chim bay.

Một máy bay trực thăng của Quân đội Nepal chở 10 binh sĩ và hai nhân viên của cơ quan hàng không dân dụng hôm qua hạ cánh xuống bờ sông Lamche, báo Republica dẫn lời ông Prem Nath Thakur, Tổng giám đốc sân bay quốc tế Tribhuvan ở thủ đô Kathmandu của Nepal.

Vị trí chiếc máy bay rơi được xác định sau khi Nepal Telecom, hãng viễn thông nhà nước của Nepal, theo dõi điện thoại di động của cơ trưởng Prabhakar Ghimire thông qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS). "Điện thoại di động của cơ trưởng Ghimire của chiếc máy bay mất tích đã đổ chuông và trực thăng của Quân đội Nepal đã hạ cánh xuống khu vực nghi máy bay rơi. Quân đội và Cảnh sát Nepal đã cử người tới hiện trường để tìm kiếm”, ông Thakur nói.

Hành khách đến từ Ấn Độ, Đức, Nepal

Tara Air thông báo, 22 người trên máy bay gồm 3 thành viên phi hành đoàn người Nepal và 19 hành khách, trong đó có 13 người Nepal, 4 người Ấn Độ và 2 người Đức.

"Chuyến bay 9N-AET của hãng Tara Air cất cánh từ Pokhara lúc 9h55 sáng nay với 22 người trên khoang, gồm 4 người Ấn Độ, đã mất tích. Chiến dịch tìm kiếm, cứu nạn đang được tiến hành. Đại sứ quán giữ liên lạc với gia đình họ”, Đại sứ quán Ấn Độ ở Nepal viết trên Twitter hôm 29/5.

Theo lịch trình dự kiến, chiếc máy bay cỡ nhỏ sẽ hạ cánh xuống sân bay Jomsom ở khu vực miền núi phía Tây của Nepal. Máy bay mất liên lạc với tháp kiểm soát không lưu khi bay phía trên làng Ghorepani, huyện Myagdi, khu vực Dhaulagiri của Nepal. Các khu vực nằm trên đường bay Pokhara-Jomsom ngày 29/5 có nhiều mây và mưa nên việc tìm kiếm máy bay gặp nạn diễn ra không suôn sẻ, theo các nguồn tin từ Tara Air.

Liên minh châu Âu cấm cửa tất cả các hãng hàng không Nepal vì lo ngại yếu tố an toàn (yếu tố đào tạo và bảo dưỡng không đạt tiêu chuẩn, trong khi Nepal nhiều núi cao, thời tiết vùng núi thay đổi liên tục), theo Times of India. Năm 2018, máy bay của hãng US-Bangla của Bangladesh rơi khi hạ cánh xuống sân bay Nepal, khiến 51 trong 71 người trên khoang thiệt mạng. Năm 2016, một máy bay của Tara Air (cũng từ Pokhara tới Jomsom) gặp nạn khiến tất cả 23 người trên khoang tử vong. Năm 2010, một chiếc Twin Otter cũng của Tara Air rơi, 22 người trên máy bay không ai sống sót…

(Theo TPO)

Các tin khác

Ngày 29-5, các nguồn tin từ Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cùng người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin và Hàn Quốc Lee Jong-sup dự kiến sẽ có cuộc họp nhân dịp tham gia Đối thoại Shangri-La tại Singapore từ ngày 10 đến 12-6 tới.

Ảnh minh họa

Sáng nay, người ta thông báo rằng máy bay của hãng Tata Air chở 22 người, khởi hành từ thị trấn Pokhara ở miền Tây Nepal mất liên lạc với đài không lưu không lâu sau khi cất cánh.

Xe tăng T-64BV thuộc đơn vị vũ trang của Cộng hòa Lugangsk tự xưng gần làng Toshkovka, phía tây nam thành phố Severodonetsk, Ukraine ngày 23/5.

Lực lượng Nga đang áp dụng chiến thuật lập từng vòng vây nhỏ, chia cắt quân đội Ukraine ở vùng Donbass để giành lợi thế từng bước một.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (giữa) dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản theo hình thức trực tuyến, ngày 27/10/2021.

Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản sẽ được tổ chức nhằm thảo luận sâu về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm vào năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục