Sáng 5/3, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh sẽ diễn ra kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 14 (Nhân Đại - tức Quốc hội Trung Quốc khóa 14).
|
|
Kỳ họp hàng năm này có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc năm 2023 và nhiều năm tiếp theo.
Kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khóa 14 dự kiến có gần 3.000 đại biểu tham dự. Trong vòng 8,5 ngày, các nhà lập pháp sẽ xem xét các báo cáo công tác Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc. Các đại biểu sẽ bàn bạc thông qua những mục tiêu quan trọng như tăng trưởng GDP năm 2023, ngân sách trung ương - địa phương năm 2023, xem xét thông qua nhiều dự thảo luật, chính sách quốc phòng, ngoại giao… Một nhiệm vụ quan trọng trong kỳ họp là bầu nhân sự lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ Trung Quốc khóa mới.
Tại cuộc họp báo hôm 4/3, người phát ngôn kỳ họp Vương Siêu đã thông tin nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến Luật an ninh Hong Kong, chi tiêu quốc phòng, củng cố hệ thống pháp lý mở cửa thu hút đầu tư. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc có kế hoạch xem xét 35 dự luật trong năm nay, một số dự luật sẽ được đưa ra trong kỳ họp này.
Năm 2022, Trung Quốc chứng kiến GDP lao dốc, chỉ đạt 3%, tăng thấp nhất trong nhiều năm. Do đó, việc đưa nền kinh tế về quỹ đạo tăng trưởng bình thường trong năm 2023 là một nhiệm vụ khó. Nguyên nhân là do ở trong trong nước, thị trường bất động sản vẫn khá ảm đạm, nguồn lực chính quyền địa phương sau 3 năm chống dịch bị giảm sút, cũng như môi trường thế giới vẫn còn nhiều bất ổn. Việc tìm ra những giải pháp để vực dậy, ổn định nền kinh tế, các quyết sách hậu COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm mà các nhà lập pháp Trung Quốc tập trung trong kỳ họp này.
(Theo VTV)
Với Luật đại diện bình đẳng, Tây Ban Nha sẽ áp dụng các biện pháp cân bằng giới vào danh sách bầu cử, hội đồng quản trị các công ty lớn và hội đồng quản trị của các hiệp hội chuyên nghiệp ở nước này.
Ngày 3/3, Ngoại trưởng các nước nhóm Bộ Tứ gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Australia đã nhóm họp tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
Quân đội Nga và lực lượng Wagner đã "dội mưa pháo kích" vào các tuyến đường cuối cùng dẫn tới thành phố Bakhmut ở miền Đông Ukraine.
Nga và Trung Quốc là hai thành viên duy nhất của G20 không đồng ý với tuyên bố buộc Nga "phải rút quân hoàn toàn và vô điều kiện khỏi lãnh thổ Ukraine".