Nắng nóng cực đoan đến hết tháng 8 sẽ gia tăng về thời gian và cường độ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 22/7/2023 | 9:09:23 AM

Các đợt nắng nóng cực đoan đang tấn công nhiều khu vực khác nhau trên thế giới dự kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 8.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây là cảnh báo được chuyên gia của Tổ chức Khí tượng thế giới đưa ra hôm 21/7 trong bối cảnh các kỷ lục về nhiệt độ liên tục bị phá vỡ.

Cố vấn cấp cao của Tổ chức Khí tượng thế giới John Nairn cảnh báo, các đợt nắng nóng cực đoan không chỉ trở nên thường xuyên hơn mà còn tăng về thời gian và cường độ do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

Ông John Nairn nói: "Chúng ta đã chứng kiến sức nóng bất thường ở châu Âu cũng như ở khu vực vành đai quanh bán cầu bắc. Mùa mùa nắng nóng cao điểm kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Tám. Do vậy, chúng ta cần lên kế hoạch cho những đợt nắng nóng khắc nghiệt sẽ tiếp tục kéo dài đến hết tháng 8".

Nắng nóng cực đoan đến hết tháng 8 sẽ gia tăng về thời gian và cường độ - Ảnh 1.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều khu vực ở châu Âu đang đối mặt với đợt nắng nóng khắc nghiệt. Tại Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp… đang chứng kiến nền nhiệt cao nhất từ trước tới nay.

Trong khi đó, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt cũng đang làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người Mỹ với sức nóng nguy hiểm kéo dài từ Nam California đến Deep South. Nắng nóng ngột ngạt cũng đang bao trùm Trung Đông.

Tổ chức Khí tượng thế giới cảnh báo, các đợt nắng nóng cực đoan tiềm ẩn nguy cơ gia tăng ca lên cơn đau tim và tử vong. Giới chức y tế trên khắp thế giới, từ Bắc Mỹ đến châu Âu và châu Á cũng cảnh báo tình trạng nắng nóng và cảnh báo người dân về nguy cơ gia tăng các vấn đề sức khỏe, thậm chí tử vong.

(Theo VTV)

Các tin khác
Tổng thống Nga Putin.

Phương Tây rõ ràng thất vọng khi cuộc phản công được dự đoán từ lâu của Kiev không thể tạo nên bất kỳ thành quả nào và chứng kiến mức độ thương vong cao, Tổng thống Nga Putin nhận định.

Khách tham quan IDEF - Hội chợ Công nghiệp Quốc phòng Quốc tế ở instanbul - trao đổi bên các bệ phóng tên lửa do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, hồi tháng 5/2017.

Động thái Hà Lan dỡ bỏ hạn chế cung cấp vũ khí cho các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và UAE được đánh giá là nhằm mục đích đưa Hà Lan tham gia Hiệp ước Vũ khí Pháp-Đức-Tây Ban Nha.

Hiện trường một vụ tấn công của Nga vào Mykolaiv, Ukraine, ngày 20/7.

Ukraine đã phải vật lộn để đánh trả làn sóng tấn công của Nga nhằm vào thành phố Odessa ở miền nam. Lực lượng phòng không của Kiev chật vật đối phó với các loại tên lửa mà Moscow sử dụng.

Binh sỹ Mỹ trong một cuộc tập trận.

Cuộc tập trận Talisman Sabre, diễn ra hai năm một lần, chứng kiến sự tham gia của hơn 30.000 binh sỹ đến từ 13 nước, gồm Anh, Nhật Bản, Indonesia, Canada và Pháp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục