Trao giải Nobel Hoà bình 2023 cho người phụ nữ Iran đang ngồi tù

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/10/2023 | 5:00:13 PM

Ủy ban Nobel Na Uy quyết định trao giải Nobel Hoà bình 2023 cho Narges Mohammadi, vì nỗ lực chống lại sự áp bức đối với phụ nữ ở Iran và đấu tranh nhằm thúc đẩy nhân quyền và tự do cho tất cả mọi người.

Narges Mohammadi đang phải ngồi tù ở Iran.
Narges Mohammadi đang phải ngồi tù ở Iran.

Mohammadi, 51 tuổi, là một nhà hoạt động nhân quyền người Iran và là phó chủ tịch của Trung tâm Bảo vệ nhân quyền, do người đoạt giải Nobel Hòa bình Shirin Ebadi đứng đầu. Tháng 5/2016, cô bị kết án 16 năm tù ở Tehran vì thành lập và điều hành "một phong trào nhân quyền vận động bãi bỏ án tử hình".

Tên của Narges Mohammadi đồng nghĩa với cuộc đấu tranh vì nhân quyền ở Iran, một cuộc đấu tranh đã khiến nhà hoạt động này phải trả giá gần như bằng mọi thứ.

Cô đã bị kết án nhiều lần vì đã lên tiếng đấu tranh, vì nỗ lực chống lại án tử hình và biệt giam, cái án mà cô cũng phải trải qua.

Từ trong nhà tù Evin, Mohammadi vẫn hô khẩu hiệu "phụ nữ, cuộc sống, tự do” – khẩu hiệu của phong trào diễn ra sau cái chết của cô gái 22 tuổi Mahsa Jhina Amini trong đồn cảnh sát đạo đức vì đội khăn trùm đầu không đúng cách.

Mohammadi biết rất rõ cái giá phải trả cho việc lên tiếng. Tháng 8 vừa qua, cô bị kết án thêm 1 năm tù vì tiếp tục hoạt động trong tù sau khi trả lời phỏng vấn truyền thông và nói về các vụ tấn công tình dục trong tù.

Năm ngoái, cô xuất bản một cuốn sách về các phương pháp tra tấn trong nhà tù Iran, trong đó kể câu chuyện về những tù nhân bị biệt giam, một hình phạt mà chính Mohammadi đã phải chịu chịu đựng.

Nhưng cô vẫn không nản lòng. Mohammadi gần đây gửi cho CNN một bức thư dài phản đối lệnh đội khăn trùm đầu bắt buộc ở Iran áp dụng suốt 4 thập kỷ qua và tình trạng bạo lực tình dục trong những nhà tù giam phụ nữ.

Chính phủ Iran bác bỏ cáo buộc về tấn công tình dục đối với những người bị giam giữ, cho rằng đó là những cáo buộc "sai sự thật” và "vô căn cứ”.

Mohammadi lên tiếng về bạo lực tình dục đối với tù nhân trong nhiều năm, vi phạm những điều cấm kỵ ở quốc gia bảo thủ. Năm 2021, cô tổ chức một cuộc thảo luận thông qua ứng dụng mạng xã hội Clubhouse, nơi phụ nữ, bao gồm cả Mohammadi, chia sẻ câu chuyện của họ về các vụ tấn công. Theo Mohammadi và các nhóm nhân quyền, cô bị phạt tù vì hành động này.

Vì từ chối im lặng ngay cả khi ở sau song sắt, Mohammadi bị cấm nói chuyện trực tiếp với chồng và các con trong 18 tháng qua.

(Theo TPO)

Các tin khác
Sân bay quốc tế Manila, Philippines. Ảnh tư liệu

Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Phillipines ngày 6/10 thông báo 42 sân bay của nước này đã được đặt trong tình trạng báo động sau khi nhận được thư đe dọa đánh bom.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm 5/10 cho biết Nga đã thử thành công một tên lửa chiến lược mới đầy uy lực.

Lực lượng cứu hỏa đã dập tắt được lửa bùng phát trên máy bay.

Lực lượng cứu hỏa đã dập tắt lửa bùng phát sau vụ tai nạn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cảnh sát chưa xác nhận được tổng số người có mặt trên máy bay.

Một người lính Azerbaijan canh gác ở nơi trước đây là đồn dân quân người dân tộc Armenia ở Mukhtar, Nagorno-Karabakh, ngày 3/10/2023.

Nghị viện châu Âu ra nghị quyết kêu gọi các biện pháp trừng phạt chống Azerbaijan, lên án Baku tiếp quản Nagorno-Karabakh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục