EU thông qua Tuyên bố Granada không có nội dung về người di cư

  • Cập nhật: Thứ bảy, 7/10/2023 | 7:42:00 AM

Theo Reuters, sự phản đối của Ba Lan và Hungary đối với hiệp ước của Liên minh châu Âu (EU) về di cư và tị nạn đã ngăn cản Hội nghị thượng đỉnh không chính thức, tổ chức ngày 6-10 ở Granada (Tây Ban Nha), thông qua tuyên bố cuối cùng được tất cả các quốc gia thành viên ủng hộ.

Các nhà lãnh đạo EU thông qua Tuyên bố Granada.
Các nhà lãnh đạo EU thông qua Tuyên bố Granada.

Tuy nhiên, sáng 7-10 (giờ Việt Nam), lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên đã thông qua một tuyên bố chung về các vấn đề khác để đánh dấu sự khởi đầu của quá trình xác định các phương hướng và ưu tiên chính trị chung, qua đó thiết lập đường lối hành động chiến lược, định hình tương lai vì lợi ích của tất cả thành viên.

Tuyên bố Granada khẳng định, đối mặt với việc suy giảm chuỗi cung ứng và cạnh tranh quốc tế, các nước thành viên EU đã củng cố nền tảng kinh tế của mình, quyết tâm chịu trách nhiệm nhiều hơn về an ninh và quốc phòng cũng như hỗ trợ Ukraine.

Dựa trên La bàn chiến lược về an ninh và quốc phòng, EU sẽ tăng cường khả năng sẵn sàng phòng thủ và đầu tư vào năng lực bằng cách phát triển cơ sở công nghệ và công nghiệp của mình. EU cũng sẽ tập trung vào khả năng di chuyển quân sự, khả năng phục hồi trong không gian và chống lại các mối đe dọa mạng, thao túng thông tin...

EU sẽ nỗ lực nâng cao khả năng phục hồi và khả năng cạnh tranh lâu dài trên toàn cầu, đảm bảo tăng trưởng bền vững, toàn diện cũng như giải quyết các lỗ hổng và tăng cường khả năng chuẩn bị cho khủng hoảng, đặc biệt trong bối cảnh rủi ro về khí hậu và môi trường, căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng.

EU sẽ đầu tư vào nghiên cứu, giáo dục và các kỹ năng của tương lai cũng như giải quyết các thách thức về nhân khẩu học; củng cố vị thế như một cường quốc công nghiệp, công nghệ và thương mại, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh hoặc có thể trở thành tiên phong.

Hướng tới triển vọng về một liên minh mở rộng hơn nữa, cả EU và các quốc gia thành viên tương lai đều phải sẵn sàng, đẩy mạnh nỗ lực cải cách, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp quyền, phù hợp với tính chất dựa trên thành tích của quá trình gia nhập và với sự hỗ trợ của EU.

Song song đó, liên minh sẽ thiết lập nền móng và cải cách nội bộ; đồng thời đặt ra những tham vọng dài hạn và những cách thức để đạt được.

(Theo HNM)

Các tin khác
Mỹ thêm 42 công ty Trung Quốc vào danh sách đen.

Bộ Thương mại Mỹ bổ sung 42 công ty Trung Quốc vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của chính phủ vì cho rằng các công ty này hỗ trợ cho Nga.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên trái) và Hạ nghị sỹ Jim Jordan tổ chức một cuộc vận động tranh cử cho ứng cử viên Thượng viện JD Vance tại Sân bay Quốc tế Dayton, ngày 7/11/2022. Ảnh tư liệu: AP

Sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy bị phế truất hôm 3/10, ông Trump trở thành một trong những người được đề cử thay thế, nhưng cựu Tổng thống Mỹ lại dành sự ủng hộ cho một chính trị gia khác.

Narges Mohammadi đang phải ngồi tù ở Iran.

Ủy ban Nobel Na Uy quyết định trao giải Nobel Hoà bình 2023 cho Narges Mohammadi, vì nỗ lực chống lại sự áp bức đối với phụ nữ ở Iran và đấu tranh nhằm thúc đẩy nhân quyền và tự do cho tất cả mọi người.

Sân bay quốc tế Manila, Philippines. Ảnh tư liệu

Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Phillipines ngày 6/10 thông báo 42 sân bay của nước này đã được đặt trong tình trạng báo động sau khi nhận được thư đe dọa đánh bom.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục