Căng thẳng Biển Đỏ đe dọa kinh tế châu Á

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/3/2024 | 9:12:52 AM

Theo hãng nghiên cứu EIU, căng thẳng tại Biển Đỏ có thể làm giảm tốc tăng trưởng kinh tế của châu Á, đồng thời thổi bùng lạm phát tại đây.

Một tàu container chuẩn bị đi qua kênh đào Suez.
Một tàu container chuẩn bị đi qua kênh đào Suez.

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chỉ trong hai tháng đầu năm, hoạt động thương mại trên kênh đào Suez đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Các cuộc tấn công của lực lượng Houthi lên tàu hàng trên Biển Đỏ làm giảm lưu lượng tàu thuyền đi qua kênh đào Suez.

Đây là tuyến hàng hải ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á, đóng góp 15% thương mại đường biển toàn cầu. Để tránh bị tập kích, các tàu hàng phải chuyển hướng sang đi vòng qua Mũi Hảo Vọng ở châu Phi. Việc này làm tăng thời gian vận chuyển trung bình thêm 10 ngày, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có kho hàng hạn chế.

Báo cáo mới đây của EIU - hãng nghiên cứu thuộc Economist Group - cho thấy diễn biến này có thể khiến tăng trưởng kinh tế của châu Á chậm lại, đồng thời thổi bùng lạm phát tại đây.

"Xuất khẩu của các nước châu Á vốn đã chịu tác động từ năm ngoái, do nhu cầu từ phương Tây yếu đi. Vì thế, các cuộc tấn công tàu hàng gần đây sẽ càng gây sức ép lên các nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Đặc biệt là các nước Đông Nam Á", báo cáo nhận định. Theo EIU, các nước chịu tác động lớn nhất là Indonesia, Thái Lan và Malaysia.

Tính toán của EIU cho biết việc vận chuyển hàng hóa từ châu Âu sang Malaysia và Singapore hiện mất 56 ngày. Trước khi Houthi bắt đầu tấn công tàu hàng hồi tháng 11/2023, con số này chỉ là 32 ngày. Thời gian vận chuyển đến Trung Quốc tăng từ 42 lên 55 ngày.

Tháng 1/2024, Oxford Economics tiết lộ giá vận chuyển bằng container hiện cao gấp đôi đầu tháng 12. Chi phí vận chuyển tăng sẽ ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực châu Á. Đặc biệt là các nước phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm, như Ấn Độ và Pakistan.

Theo EIU, việc chuỗi cung ứng gián đoạn và nhu cầu hàng tiêu dùng giảm sút có thể khiến tăng trưởng kinh tế của châu Á mất 0,2-0,5% năm nay. Ngược lại, lạm phát khu vực này được dự báo tăng thêm 0,4%. Lạm phát tăng tốc sẽ khiến ngân hàng trung ương các nước Philippines, Australia và Ấn Độ khó khăn hơn trong việc tìm cơ hội giảm lãi suất.

Khi căng thẳng trên Biển Đỏ chưa có dấu hiệu kết thúc sớm, EIU cho rằng hoạt động đầu tư vào châu Á cũng có thể chịu ảnh hưởng. Do việc gián đọan chuỗi cung ứng sẽ khiến các hãng sản xuất tìm lựa chọn khác gần với người tiêu dùng hơn, thay vì sử dụng chuỗi cung ứng "đang căng thẳng" tại châu Á.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Dải Gaza bị tàn phá nặng nề do xung đột giữa Israel và Hamas

Trong một động thái khá bất ngờ, truyền thông Israel đêm qua dẫn lời một quan chức nước này tuyên bố rằng Tel Aviv sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 7 tháng qua ở dải Gaza với lực lượng Hamas. Trước đó, một số nguồn tin khu vực nhận định các cuộc thương lượng tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Israel và Hamas, đã đạt thêm những tiến bộ đáng kể.

Binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tham chiến tại Gaza.

Israel cảnh báo, cuộc đàm phán mới nhất với Ai Cập là “cơ hội cuối cùng” cho một thỏa thuận ngừng bắn, trước khi chiến dịch tấn công thành phố Rafah được triển khai.

Biểu tình tại Tel Aviv yêu cầu giải cứu con tin ở Gaza đang gây sức ép lên chính quyền Israel

Lãnh đạo 18 nước gồm Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp kêu gọi Hamas thả con tin, tuy nhiên nhóm này tuyên bố chỉ thả con tin khi Israel ngừng bắn.

Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục