Ukraina chốt số phận thỏa thuận vận chuyển khí đốt Nga

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/3/2024 | 2:40:05 PM

Ukraina ký thỏa thuận về việc vận chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ nước này tới châu Âu vào năm 2019, kết thúc vào cuối năm nay.

Đường ống dẫn khí Nga của Gazprom.
Đường ống dẫn khí Nga của Gazprom.

Reuters đưa tin, ngày 17.3, Ukraina tuyên bố không có kế hoạch gia hạn thỏa thuận 5 năm với tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga về việc vận chuyển khí đốt Nga sang châu Âu hoặc ký một thỏa thuận khác.

Bất chấp việc Mátxcơva đưa quân vào Ukraina năm 2022, khí đốt của Nga vẫn được trung chuyển khắp Ukraina tới châu Âu, nơi các nước đang nỗ lực thay thế nhiên liệu có nguồn gốc từ Nga bằng nguồn cung thay thế và năng lượng tái tạo.

Theo thỏa thuận giữa Mátxcơva và Kiev năm 2019, Nga trả tiền cho Ukraina để xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua mạng lưới đường ống của nước này. Thỏa thuận hết hạn vào cuối tháng 12.2024.

Bộ trưởng Năng lượng Ukraina German Galushchenko cho biết: "Tôi có thể xác nhận rằng, chúng tôi không có kế hoạch ký kết bất kỳ thỏa thuận bổ sung nào hoặc gia hạn thỏa thuận hiện tại này”.

Ông Galushchenko tuyên bố, cuộc kiểm tra vào năm ngoái đối với hệ thống truyền tải khí đốt và các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất của Ukraina đã chứng minh, hệ thống khí đốt của nước này "có thể hoạt động mà không cần vận chuyển”.

Có đủ khí điều áp trong đường ống là điều kiện tiên quyết để đảm bảo nguồn cung khí đốt và cuộc kiểm tra nhằm đảm bảo rằng, người tiêu dùng Ukraina vẫn nhận được nhiên liệu nếu không còn dòng khí nào chảy từ Nga sang châu Âu.

Nga cho biết, sẽ sử dụng các tuyến đường thay thế và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vận chuyển bằng đường biển trong trường hợp Ukraina không gia hạn thỏa thuận đường ống dẫn khí.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hồi tháng 1 cho biết, Mátxcơva sẵn sàng đàm phán với Liên minh châu Âu EU về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Quân đội Nigeria ăn mừng sau khi đánh bại Boko Haram tại một khu vực ở Đông Bắc Nigeria năm 2015.

Các chỉ huy Lực lượng dân quân Nigeria (CJTF) hôm qua (28/4) xác nhận, ít nhất 23 thành viên của lực lượng này đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố hôm 27/4 tại miền Bắc nước này.

Người dân nhận hàng viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza ngày 23/4/2024.

Israel cho biết đã mở cửa các hành lang vận chuyển mới từ cảng biển và biên giới trên đất liền để tăng cường đưa hàng hóa viện trợ gồm thực phẩm, nước uống, vật tư y tế, thiết bị trú ẩn vào Gaza.

Dải Gaza bị tàn phá nặng nề do xung đột giữa Israel và Hamas

Trong một động thái khá bất ngờ, truyền thông Israel đêm qua dẫn lời một quan chức nước này tuyên bố rằng Tel Aviv sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 7 tháng qua ở dải Gaza với lực lượng Hamas. Trước đó, một số nguồn tin khu vực nhận định các cuộc thương lượng tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Israel và Hamas, đã đạt thêm những tiến bộ đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục