Ba Lan lại yêu cầu Đức bồi thường hàng nghìn tỷ euro

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/3/2024 | 2:07:27 PM

Sau chuyến thăm chính thức đầu tiên của tân Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tới Berlin, có nhiều dấu hiệu bình thường hóa quan hệ Ba Lan - Đức. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường vẫn chưa được giải quyết.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (trái) trong cuộc gặp với thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Berlin vào tháng 2/2024.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (trái) trong cuộc gặp với thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Berlin vào tháng 2/2024.

Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle (Đức), Ba Lan và Đức vẫn bị ám ảnh bởi quá khứ. 85 năm sau khi Đức xâm lược Ba Lan, khơi mào cho Thế chiến thứ hai, câu hỏi liệu Đức có nên bồi thường cho nước láng giềng hay không lại được đặt ra trong chương trình nghị sự.

Thủ tướng mới của Ba Lan Donald Tusk nói với người đồng cấp Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Berlin vào tháng 2 vừa qua: "Việc giải quyết vấn đề sẽ hợp lý về mặt lịch sử”.

Ông Tusk nói rằng Đức "vẫn còn việc phải làm” liên quan đến vấn đề bồi thường về tinh thần và vật chất, nhưng nói thêm rằng chủ đề này không được phép gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa Đức và Ba Lan trong tương lai.

Hai tuần trước đó, tại cuộc gặp ở Berlin với người đồng cấp Đức Annalena Baerbock, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã kêu gọi chính phủ Đức "suy nghĩ sáng tạo về việc tìm ra hình thức đền bù" cho những tổn thất của Ba Lan trong Thế chiến thứ hai.

Yêu cầu bồi thường của Ba Lan không phải là mới. Trong 8 năm, Chính phủ của đảng Luật pháp và Công lý (PiS) Ba Lan trước đây đã sử dụng vấn đề này nhằm vào Đức để thu hút sự ủng hộ của công chúng trong nước.

Lãnh đạo PiS, cựu Thủ tướng Jaroslaw Kaczynski, nhiều lần nhấn mạnh Đức vẫn chưa giải quyết được "món nợ lịch sử”. Chính phủ của ông tính toán rằng Đức nợ Ba Lan hơn 1,3 nghìn tỷ euro.

Vào tháng 9/2022, Quốc hội Ba Lan đã thông qua nghị quyết kêu gọi Đức nhận trách nhiệm. Cùng năm, Ba Lan đã gửi công hàm ngoại giao tới Đức, 50 quốc gia khác, Liên hợp quốc, NATO và Mỹ về vấn đề trên.

Kể từ khi thay đổi lãnh đạo ở Warsaw, cuộc tranh luận về việc bồi thường chiến tranh lại bùng lên.

Quan điểm phổ biến hiện nay ở cả Ba Lan và Đức là mặc dù vấn đề bồi thường có thể đã được giải quyết theo luật pháp quốc tế nhưng ở cấp độ đạo đức thì vẫn chưa được giải quyết.

Berlin cũng đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác về vấn đề này. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức nói: "Chúng tôi đang tham gia vào một cuộc trao đổi mang tính xây dựng và dựa trên quan hệ đối tác với phía Ba Lan về các vấn đề lịch sử phức tạp giữa hai bên”.

Ông Mecke đề xuất rằng Đức có thể hỗ trợ bằng cách mang lại cho Ba Lan nhiều đảm bảo an ninh hơn. Trước cuộc xung đột Nga – Ukraine, ông Meckel tin rằng hợp tác chặt chẽ hơn giữa Đức và Ba Lan về chính sách an ninh là điều cần thiết và cho rằng Đức nên hiện diện nhiều hơn ở sườn phía Đông của NATO.

Như vậy, chủ đề bồi thường vẫn nằm trong chương trình nghị sự của mối quan hệ Đức-Ba Lan. Trong tám năm qua, trước yêu cầu bồi thường hàng nghìn tỷ euro từ Ba Lan, Berlin đã rời xa Warsaw. Tuy nhiên, giờ đây, Đức rõ ràng sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận một lần nữa về những chủ đề khó khăn nhất.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Quân đội Nigeria ăn mừng sau khi đánh bại Boko Haram tại một khu vực ở Đông Bắc Nigeria năm 2015.

Các chỉ huy Lực lượng dân quân Nigeria (CJTF) hôm qua (28/4) xác nhận, ít nhất 23 thành viên của lực lượng này đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố hôm 27/4 tại miền Bắc nước này.

Người dân nhận hàng viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza ngày 23/4/2024.

Israel cho biết đã mở cửa các hành lang vận chuyển mới từ cảng biển và biên giới trên đất liền để tăng cường đưa hàng hóa viện trợ gồm thực phẩm, nước uống, vật tư y tế, thiết bị trú ẩn vào Gaza.

Dải Gaza bị tàn phá nặng nề do xung đột giữa Israel và Hamas

Trong một động thái khá bất ngờ, truyền thông Israel đêm qua dẫn lời một quan chức nước này tuyên bố rằng Tel Aviv sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 7 tháng qua ở dải Gaza với lực lượng Hamas. Trước đó, một số nguồn tin khu vực nhận định các cuộc thương lượng tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Israel và Hamas, đã đạt thêm những tiến bộ đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục