Nga phải cho phương Tây thấy hậu quả bước qua "lằn ranh đỏ"

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/6/2024 | 10:52:57 AM

Phương Tây cuối cùng đã không thèm chú ý đến “lằn ranh đỏ” do Moscow vạch ra và bước qua nó một cách dễ dàng, không sợ những hậu quả có thể xảy ra.

Giới chuyên gia quân sự và truyền thông phương Tây giờ đây đã thẳng thắn nhận định rằng, Mỹ và các đồng minh trong NATO đã không còn bận tâm về cảnh cáo của Moscow về cái gọi là "lằn ranh đỏ của Nga”.

Trang tin Valeurs Actuelles báo dẫn lời của cựu Đại tá Hải quân Pháp Pere de Jong cho rằng, lực lượng quân sự của Quân đội Pháp đã có mặt ở Ukraine.

Ấn phẩm lưu ý rằng, sau thông báo chính thức từ Paris về việc cử chuyên gia và huấn luyện quân sự tới giúp đỡ chính quyền Kiev có thể được thực hiện trong tuần này, việc quân đội các nước phương Tây sang huấn luyện, đào tạo binh sĩ Ukraine sẽ trở nên phổ biến hơn.

Như đại tá hải quân Pháp đã nghỉ hưu giải thích, về công khai, nhiệm vụ của binh lính Pháp giờ đây chỉ giới hạn ở việc cung cấp các thiết bị chiến đấu và huấn luyện quân đội Ukraine cách sử dụng các thiết bị quân sự phương Tây, nhưng mọi thứ có thể thay đổi trong thời gian tới.

Ông Per de Jong cho rằng, cấp độ can dự của phương Tây vào cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ tiếp tục leo thang, mà dấu hiệu đầu tiên là các khóa huấn luyện mới sẽ mở rộng hơn và không chỉ tập trung vào vấn đề kỹ thuật mà còn cả chiến thuật tác chiến và diễn tập quân sự.

Trên thực tế, tuyên bố này có thể được coi là sự thừa nhận chính thức rằng tên lửa SCALP-EG (phiên bản Pháp của loại tên lửa không đối đất tầm xa Anh là Storm Shadow) và bom dẫn đường HAMMER có độ chính xác cao được các sĩ quan chuyên nghiệp của Lực lượng Vũ trang Pháp nhắm vào các mục tiêu Nga.

Chuyên gia quân sự phương Tây cũng cho rằng, tình huống này tương tự như việc tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS của Mỹ mà Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng để tấn công Crimea. Những cuộc tấn công này được chuẩn bị và điều chỉnh chính bởi các quân nhân Hoa Kỳ.

Bình luận về vấn đề này, giới chuyên gia Nga đã gọi đây là "những cảm giác khó chịu”. Theo họ, phương Tây liên tục gia tăng nguy cơ trong cuộc xung đột Ukraine, lợi dụng thực tế về cái gọi là "Lằn ranh đỏ” của Moscow vẫn chỉ là những cảnh báo bằng lời nói, mà không phải là hành động thực tế.

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 - ngày Nga tuyên bố mở "Chiến dịch Quân sự Đặc biệt” ở Ukraine, Tổng thống Liên bang Vladimir Putin đã cảnh báo các nhà tài trợ cho chính quyền Kiev không được tham gia các hành động quân sự chống lại Nga, nếu không họ sẽ phải nhận lấy những đáp trả thích đáng.

Rõ ràng là những cảnh cáo của ông chủ Điện Kremlin đã được nghe thấy ở cả Washington và các thủ đô khác của châu Âu, nhưng rõ ràng là họ đã không coi trọng điều đó, đường "Ranh giới đỏ” mà Moscow đặt ra đã dần dần bị phương Tây đạp bằng mà không phải trả giá.

Và giờ đây, Mỹ công khai ý định thảo luận với Kiev về việc mở rộng địa bàn tấn công của vũ khí phương Tây vào lãnh thổ Nga, trong khi Pháp điều binh sĩ đến Ukraine tham chiến, hàng loạt nước khác cũng công khai cho phép Kiev sử dụng vũ khí của mình để tấn công lãnh thổ Nga.

Rõ ràng là cuộc xung đột ở Ukraine đã biến thành xung đột Nga-NATO, Moscow phải có hành động thích đáng để không một ai được phép coi thường "Lằn ranh đỏ” của Nga và sẽ không ai ngạc nhiên nếu ngày mai kia xuất hiện những thông tin về việc các sĩ quan quân đội phương Tây tử nạn ở Ukraine.

* Nga tăng cường bảo vệ, đề nghị Tổng thống Putin mặc áo chống đạn

Nguồn tin của Moscow Times tiết lộ, Điện Kremlin đã tăng cường các biện pháp bảo vệ Tổng thống Nga Putin lên một mức độ chưa từng có.

Trong ngày 4/6, tờ Moscow Times đã đăng tải bài phỏng vấn với hai quan chức an ninh từng nhiều lần xuất hiện cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin tại các sự kiện quan trọng.

Hai quan chức này nhấn mạnh, các biện pháp an ninh vốn nghiêm ngặt xung quanh ông Putin đã được tăng cường ở mức độ chưa từng có, nhất là khi Điện Kremlin nhận thấy những nguy cơ từ các cuộc tấn công nhằm vào chính trị gia cấp cao ở châu Âu và châu Á thời gian vừa qua.

"Điện Kremlin đặc biệt coi trọng công tác bảo đảm an ninh cho Tổng thống Putin. Khi xuất hiện trước công chúng, ông ấy được bảo vệ bởi cả một đội cận vệ công khai và giấu kín", một quan chức tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng hôm 9/5 cho biết.

Quan chức thứ hai nhấn mạnh, một trong số các nguy cơ được Điện Kremlin quan tâm đặc biệt là lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), cũng như các vụ tập kích bằng UAV của Ukraine và hành động của những nhóm Hồi giáo cực đoan.

"Các đặc vụ Nga luôn ở trong trạng thái cảnh giác cao độ sau những gì đã xảy ra với cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo hay vụ tấn công Thủ tướng Slovakia Robert Fico mới đây", Moscow Times dẫn lời hai quan chức an ninh Nga.

Hồi tháng 5, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố rằng các biện pháp bảo đảm an toàn cho Tổng thống Putin luôn được duy trì ở mức cao nhất, và sẽ không thay đổi sau vụ Thủ tướng Slovakia bị bắn.

Trên thực tế, các đặc vụ Nga luôn giám sát chặt chẽ mọi khía cạnh trong cuộc sống của ông Putin, bao gồm cả việc "thử độc" trước mỗi bữa ăn của Tổng thống bằng một "phòng thí nghiệm di động".

"Tổng thống có đầu bếp riêng, thực phẩm cũng được chuẩn bị trước và mang theo trong mỗi chuyến đi. Ngay cả như vậy, vẫn có một đội ngũ đặc biệt kiểm tra mọi bữa ăn", một nguồn tin thân cận với Điện Kremlin tiết lộ.

Trong bài phỏng vấn, hai quan chức an ninh Nga tiết lộ rằng ông Putin đã mặc áo chống đạn trong các sự kiện ngoài trời kể từ năm 2023. Đây là khuyến nghị được Cơ quan Bảo vệ Liên bang Nga (FSO) đưa ra, nhằm tăng cường an ninh cho chủ nhân Điện Kremlin.

"Trong cuộc duyệt binh ngày 9/5, Tổng thống Putin rõ ràng đã mặc áo chống đạn toàn thân. Đây là một biện pháp phòng ngừa cần thiết", hai quan chức an ninh nói với Moscow Times.

(Theo GD&TĐ - Vietnamnet)

Các tin khác
Thủ tướng Israel Netanyahu là đối tượng bị ICC phát lệnh bắt giữ

Với 247 phiếu tán thành và 155 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 4/6 đã thông qua dự luật trừng phạt Tòa án Công lý quốc tế (ICC) vì lệnh bắt giữ lãnh đạo Israel với cáo buộc gây tội ác chiến tranh.

Người tị nạn Palestine tại Jabalia, phía Bắc Dải Gaza ngày 30/5/2024.

Quốc hội Slovenia ngày 4/6 đã thông qua sắc lệnh công nhận nhà nước Palestine, thúc đẩy cuộc bỏ phiếu bất chấp động thái của phe đối lập đang tìm cách làm chệch hướng dự định này.

Cử tri bỏ phiếu trong giai đoạn 7 của cuộc tổng tuyển cử tại điểm bầu cử ở Jalandhar, Ấn Độ, ngày 1/6/2024.

Sáng 4/6, Ủy ban bầu cử Ấn Độ (ECI) đã bắt đầu kiểm phiếu sau khi giai đoạn 7 sau cùng của cuộc tổng tuyển cử kéo dài 44 ngày đã khép lại ngày 1/6.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Iran ở Tehran.

Vào đúng thời hạn chót sau gần 5 ngày được quyền đăng ký, ông Qalibaf đã nộp hồ sơ tranh cử trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 28/6 tới dù đã tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội Iran vào tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục