Nhật Bản cảnh báo nguy cơ siêu động đất

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/8/2024 | 2:36:00 PM

Tokyo cảnh báo nguy cơ xảy ra siêu động đất ở rãnh Nankai "tăng vài lần" so với thông thường, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở vùng tây nam.

Một ngôi nhà đổ sập ở thành phố Osaki, tỉnh Miyazaki, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8.
Một ngôi nhà đổ sập ở thành phố Osaki, tỉnh Miyazaki, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8.

Vài giờ sau khi trận động đất mạnh 7,1 độ rung chuyển vùng tây nam Nhật Bản chiều 8/8, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) phát cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất "cao hơn bình thường" xung quanh rãnh Nankai, rãnh ngầm chạy dọc bờ biển Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên họ đưa ra cảnh báo như vậy.

Chính phủ Nhật Bản vốn ước tính có 70-80% khả năng xảy ra siêu động đất mạnh 8-9 độ dọc rãnh Nankai trong vòng 30 năm tới. Trong kịch bản xấu nhất, siêu động đất có thể làm rung chuyển khu vực rộng lớn từ Kanto đến Kyushu, gây sóng thần nhấn chìm các vùng ven biển Kanto đến Okinawa. Số người thiệt mạng có thể lên đến 323.000.

Naoshi Hirata, người đừng đầu cơ quan cố vấn của JMA, cho biết xác suất xảy ra siêu động đất hiện "tăng vài lần". Tuy nhiên, JMA cũng nhấn mạnh "điều này không có nghĩa là chắc chắn sẽ xảy ra động đất lớn".


Naoshi Hirata, người đứng đầu cơ quan cố vấn của JMA, cảnh báo về nguy cơ siêu động đất. 

Cảnh báo của JMA không khuyến cáo người dân phải sơ tán, nhưng nhắc nhở cần duy trì cảnh giác trong khoảng một tuần. "Không thể dự đoán chính xác các khu vực cần chuẩn bị ứng phó, nhưng tất cả đều phải thận trọng trước mọi tình huống có thể xảy ra", ông Hirata nói.

Rãnh Nankai dài khoảng 800 km, là nơi các mảng kiến tạo Á - Âu và Philippine giao nhau. Những trận động đất lớn xảy ra ở rãnh Nankai khoảng 100 năm một lần, nhưng không thể dự đoán chính xác thời điểm.

Trong lịch sử, các trận động đất ở rãnh ngầm này gây thiệt hại nghiêm trọng, lần gần nhất là vào ngày 21/12/1946, gây sóng thần lớn, khiến 1.330 người chết.


Vị trí rãnh Nankai và khu vực có nguy cơ xảy ra siêu động đất. 

Thủ tướng Fumio Kishida hôm nay hủy kế hoạch thăm Trung Á đã được lên lịch vào 9-12/8, sau thông tin từ JMA.

JMA lập cơ chế cảnh báo liên quan đến siêu động đất tiềm tàng ở rãnh Nankai từ năm 2017. Cơ chế này được kích hoạt khi rung chấn mạnh trên 6,8 độ xảy ra ở khu vực có nguy cơ siêu động đất hoặc khi có chuyển động địa chất bất thường.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hoạt động địa chấn mạnh nhất thế giới. 4 trong số hàng chục mảng kiến tạo lớn tạo nên bề mặt Trái Đất nằm ở Nhật Bản. Động đất thường xảy ra tại đường đứt gãy giữa các mảng kiến tạo. Quốc đảo này cũng nằm trên "Vành đai lửa", chuỗi các núi nửa và địa điểm hoạt động địa chấn ở rìa Thái Bình Dương, khiến Nhật Bản hứng chịu khoảng 18% các trận động đất hàng năm trên thế giới.

Bộ Thiên tai Nhật Bản cho biết khoảng 10 người bị thương, một số công trình bị hư hại sau trận động đất 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Nước Anh đang trải qua những ngày hỗn loạn, bạo lực và mất an ninh. Đây được xem là làn sóng bạo loạn tồi tệ đến mức chưa từng thấy tại đất nước này kể từ sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Ông Muhammad Yunus (giữa) tại sân bay Hazrat Shahjalal ở Dhaka ngày 8/8.

Phát biểu tại lễ tuyên thệ, ông Yunus cam kết: “Tôi sẽ duy trì, ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp,” đồng thời khẳng định sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình một cách “chân thành.”

Các nhà hoạt động tham gia biểu tình phản đối việc ăn thịt chó tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu

Luật cấm nuôi chó để giết mổ lấy thịt cũng như phân phối và bán thịt chó hoặc các loại thực phẩm có thành phần thịt chó đã chính thức có hiệu lực tại Hàn Quốc từ ngày 7/8.

Người dân ở Westcliff, miền đông nước Anh, giơ biểu ngữ chào đón người nhập cư và phản đối phân biệt chủng tộc, ngày 7/8.

Hàng nghìn người chống phân biệt chủng tộc tại nhiều thành phố Anh xuống đường phản đối chuỗi ngày bạo loạn của phe cực hữu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục