Bộ trưởng G7 kêu gọi tăng quy mô sản xuất quốc phòng ở phương Tây

  • Cập nhật: Chủ nhật, 20/10/2024 | 8:25:20 AM

Các bộ trưởng quốc phòng G7 thông qua tuyên bố chung kêu gọi tăng cường năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng tại phương Tây.

Bộ trưởng các nước G7 họp tại thành phố Naples của Italia ngày 19/10.
Bộ trưởng các nước G7 họp tại thành phố Naples của Italia ngày 19/10.

"Chúng tôi coi việc duy trì lợi thế quân sự của mình thông qua nghiên cứu, phát triển có trách nhiệm và áp dụng nhanh chóng các công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ trong lĩnh vực công nghệ mới nổi và mang tính đột phá là vô cùng quan trọng", các bộ trưởng quốc phòng G7 cho biết trong tuyên bố chung được thông qua tại cuộc họp cấp bộ trưởng ở Naples (Italy).

Theo tuyên bố, các bộ trưởng quốc phòng G7 nhấn mạnh nhu cầu "củng cố ngành công nghiệp quốc phòng, khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ và hợp tác công nghiệp với các đối tác".

Các bộ trưởng quốc phòng thừa nhận "tầm quan trọng của việc đảm bảo tiếp cận nguồn tài chính đáng tin cậy, có thể dự đoán và ổn định cho các ngành công nghiệp quốc phòng".

Họ cũng nhất trí sẽ "tìm hiểu về hợp tác đa quốc gia về việc mua sắm vật dụng quốc phòng và tổng hợp nhu cầu để cải thiện hiệu quả", tuyên bố nói thêm.

Các bộ trưởng quốc phòng của Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Canada và Nhật Bản cũng có kế hoạch "cải thiện khả năng tương tác, dựa trên các tiêu chuẩn chung đã có". Họ thừa nhận "nhu cầu giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch" và "tạo ra lực lượng lao động đáng tin cậy và tay nghề cao làm trụ cột răn đe và phòng thủ".

Đồng thời, tuyên bố cho biết các nước G7 ủng hộ "con đường không thể đảo ngược của Ukraine hướng tới sự hội nhập hoàn toàn vào châu Âu-Đại Tây Dương, bao gồm cả tư cách thành viên tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)".

Các bộ trưởng cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, cả trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo và hỗ trợ cho Lực lượng Phòng vệ Ukraine.

Tuy nhiên, lập trường của Nhà Trắng liên quan đến việc Ukraine gia nhập NATO là lời mời gia nhập NATO có thể sẽ không được đưa ra trong thời gian ngắn, với lý do cần phải cải cách và đáp ứng các điều kiện an ninh của liên minh.

Ngày 19/10, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) lần đầu tiên đã khai mạc tại thành phố Naples, miền Nam Italy trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn.

Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto nhấn mạnh trong một ngày làm việc, các đại biểu sẽ dành nhiều không gian và thời gian để thảo luận về căng thẳng gia tăng ở Trung Đông. Ngoài ra, nội dung chương trình nghị sự còn bao gồm cuộc xung đột ở Ukraine, phát triển và an ninh ở châu Phi và tình hình ở châu Á - Thái Bình Dương.

(Theo VTC News)

Các tin khác
Trạm khí đốt Sudzha ở biên giới Nga - Ukraine.

Giới phân tích cho rằng, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) sẽ chịu tổn thất trực tiếp lớn nhất từ ​​việc Ukraine cắt đứt thỏa thuận trung chuyển khí đốt với Nga.

Khaled Mashal, thủ lĩnh mới của Hamas.

Theo trang web tin tức LBCI của Lebanon, ông Khaled Mashal, Giám đốc văn phòng Hamas ở nước ngoài, đã nắm quyền lãnh đạo lực lượng Hamas của Palestine sau vụ ám sát thủ lĩnh Yahya Sinwar.

Người di cư chờ tại Canakkale, Thổ Nhĩ Kỳ để tìm cách vượt biển tới Hy Lạp. Ảnh tư liệu

Theo phóng viên TTXVN tại Bruseels, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt được đồng thuận về việc cần ban hành một luật mới về di cư nhằm đẩy nhanh quá trình trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp.

Ukraine và Hy Lạp đã ký thỏa thuận hợp tác an ninh tại Brussels.

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã ký một thỏa thuận an ninh song phương tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Brussels.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục