Bầu cử Tổng thống tại Ru-ma-ni: Kỳ vọng vào sự đổi thay

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/11/2009 | 12:00:00 AM

Đúng như dự đoán, cử tri Ru-ma-ni sẽ phải tiếp tục bỏ phiếu vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống ở nước này vào ngày 6-12 tới sau khi không ai trong số 12 ứng cử viên vào vị trí lãnh đạo cao nhất của quốc gia Đông Âu này (hôm 22-11) chưa có được hơn 50% số phiếu cần thiết để chiến thắng.

Cử tri Ru-ma-ni đặt hy vọng vào cuộc bầu cử.
Cử tri Ru-ma-ni đặt hy vọng vào cuộc bầu cử.

Kết quả chính thức do Ủy ban Bầu cử trung ương Ru-ma-ni vừa công bố cho thấy, hai ứng viên dẫn đầu là đương kim Tổng thống Tơ-rai-an Ba-xe-xcu (58 tuổi) thuộc đảng Dân chủ Tự do (PDL) và ông Mơ-xi Ghê-oa-na (51 tuổi) Thượng nghị sĩ và là lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (PSD) giành được số phiếu gần như bằng nhau lần lượt là 32,43% và 31,16%. Đứng thứ ba là ứng cử viên tự do Crin An-tô-ne-xcu với 20% phiếu bầu.

 

Đây là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên ở Ru-ma-ni kể từ khi nước này trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) năm 2007 và được coi là cơ hội để Ru-ma-ni thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 2 tháng qua, sau khi nội các trung hữu của Thủ tướng Ê-min Bốc sụp đổ hôm 1-10 do không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Diễn biến trên xảy ra sau khi 9 bộ trưởng thuộc PSD đồng loạt từ chức để phản đối việc Tổng thống Tơ-rai-an Ba-xe-xcu phê chuẩn quyết định của Thủ tướng Ê-min cách chức Bộ trưởng Nội vụ Đan Ni-ca. Đây cũng là hệ lụy của những mâu thuẫn và tranh giành quyền lực giữa hai đảng trong liên minh cầm quyền không "tâm đầu ý hợp", PDL và PSD được thành lập sau cuộc bầu cử hồi tháng 11-2008 khi hai bên luôn bất đồng về một loạt các chính sách quản lý và cải cách đất nước.

 

Cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra đúng vào thời điểm Ru-ma-ni đang trải qua thời kỳ suy thoái với thâm hụt ngân sách kỷ lục 5,3 tỉ ơ-rô, chiếm 7,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm 8,5% trong năm 2009. Cơn bão tài chính từ hơn một năm nay cũng đã khiến tình trạng thất nghiệp tại nước này gia tăng nhanh chóng, lên mức 7,1% so với 3% của năm ngoái. Trước tình hình khan hiếm tín dụng, Bu-ca-rét đang nóng lòng chờ đợi hỗ trợ từ các định chế tài chính quốc tế. Tuy nhiên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), EU và Ngân hàng thế giới (WB) cho biết chỉ cung cấp cho Ru-ma-ni gói cứu trợ 20 tỉ ơ-rô để vực dậy nền kinh tế khi nào nước này thành lập được một nội các ổn định cũng như đề ra và thực thi các chính sách "khắc khổ" nhằm tăng thu, giảm chi. Trong đó, mục tiêu trước mắt là phải đưa thâm hụt ngân sách xuống 3% vào năm 2011 và giảm tình trạng lạm phát đang ở mức cao nhất trong EU. Chương trình "thắt lưng buộc bụng" mà tổng thống mới của Ru-ma-ni sẽ buộc phải tiến hành đang khiến các cử tri lo ngại.

 

Trước thực tế đó, làm thế nào để dung hòa lợi ích và chất lượng cuộc sống của người dân; đồng thời thuyết phục được các nhà tài trợ là bài toán không dễ có lời giải của vị tổng thống tương lai. Ông Ghê-oa-na cựu Đại sứ tại Oa-sinh-tơn, từng giữ chức Ngoại trưởng được xem là nhân vật có nhiều khả năng thắng cử với cam kết xây dựng một nền chính trị ổn định cùng phúc lợi xã hội lớn hơn cho người nghèo, người về hưu và hứa hẹn với các cử tri về những gói kích cầu kinh tế đầy tham vọng. Trong khi đó, ông Ba-xe-xcu, người giữ chức Tổng thống từ năm 2004 ủng hộ việc giảm thuế và kêu gọi cải cách nhằm hiện đại hóa Ru-ma-ni.

 

Tuy nhiên cả hai ứng viên hàng đầu này sẽ gặp khó khăn trong việc giành chiến thắng tại vòng bầu cử thứ hai nếu không có sự hậu thuẫn của lãnh đạo phe đối lập, Crin An-tô-ne-xcu, người đang đứng vị trí thứ ba tại cuộc bỏ phiếu vòng 1. Do vậy, lợi thế có vẻ đang nghiêng về thủ lĩnh PSD, Ghê-oa-na khi ông An-tô-ne-xcu tuyên bố sẽ đứng sau chính trị gia được phương Tây ủng hộ này. Đổi lại, ông Ghê-na-oa cũng lập tức đồng ý với đề nghị của ông An-tô-ne-xcu bổ nhiệm Thị trưởng thành phố Xi-biu, người được "ngưỡng mộ" vì kỹ năng quản lý là Thủ tướng kế tiếp của    Ru-ma-ni nếu ông thắng cử.

 

Tỉ lệ 53% trong số 18 triệu cử tri Ru-ma-ni tham gia bỏ phiếu, cao hơn nhiều so với con số dự kiến cho thấy, người dân quốc gia Đông Âu này đang rất kỳ vọng vào cuộc bầu cử; xem đây như một lối thoát cho cuộc khủng hoảng tại đất nước đã từng được coi là hình mẫu tăng trưởng ở châu Âu.

 

(Theo HNMO)

Các tin khác

Chính phủ ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vừa đạt thỏa thuận tăng cường các nỗ lực đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tên lửa Agni-II.

Các quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết, tối 23/11, quân đội nước này lần đầu tiên bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-II có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Hiện trường vụ tai nạn.

Chiếc máy bay quân sự mang mã hiệu C-130 Hercules đã đâm sầm xuống đất ngay sau khi cất cánh, làm tất cả đội bay tử nạn.

Tỉnh miền núi Maguindanao, miền Nam Philippines, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống.

Một vụ bắt cóc rồi sát hại con tin nghiêm trọng vừa xảy ra trong ngày đầu tuần tại miền Nam Philippines, vụ tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây ở đất nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục