Mỹ triển khai tên lửa và binh lính sát Nga

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/3/2011 | 8:47:12 AM

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 3/3 đã xác nhận, Washington có kế hoạch triển khai một loạt hệ thống phòng thủ tên lửa và các đơn vị Không quân của nước này ở Ba Lan – một nước nằm sát với Nga.

Ngoại trưởng Mỹ (bên phải) và người đồng cấp Ba Lan.
Ngoại trưởng Mỹ (bên phải) và người đồng cấp Ba Lan.

"Như đã được hai Tổng thống thông báo từ hồi tháng 12 năm ngoái, chúng tôi có kế hoạch triển khai một đơn vị Không quân lâu dài ở Ba Lan, thiết lập những hệ thống phòng thủ tên lửa ở nước này.

 

Và như đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh NATO mới đây, chúng tôi cũng sẽ tiến hành vạch ra một kế hoạch nhằm đối phó với tất cả các tình huống bất ngờ xảy ra trong khu vực", Ngoại trưởng Clinton đã cho các phóng viên biết như vậy ngay trước thềm các cuộc hội đàm của bà với người đồng cấp Ba Lan Radoslaw Sikorski ở Washington sắp tới.

 

Theo những bức điện tín mật của Mỹ bị Wikileaks tiết lộ hồi cuối năm 2010, NATO đang phác thảo một kế hoạch nhằm bảo vệ các nước Estonia, Lithuania và Ba Lan khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài. Đây là đề xuất do Mỹ và Đức đưa ra.

 

Tờ The Guardian của Anh cho biết, theo kế hoạch được Ngoại trưởng Clinton đưa ra, Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan sẽ triển khai các binh lính ở khu vực trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quân sự nhằm vào các quốc gia Baltic hoặc chính Ba Lan. Các thành viên NATO đã thông qua kế hoạch phác thảo này trong Hội nghị thượng đỉnh ở Lisbon hồi tháng 11 năm ngoái.

 

Năm 2009, Mỹ đã quyết định triển khai một loạt máy bay chiến đấu F-16 và máy bay vận tải Hercules ở Ba Lan. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Bogdan Klich từng tiết lộ, Mỹ còn có kế hoạch triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Patriot ở Ba Lan. Các tên lửa này sẽ được đặt tại một căn cứ chỉ cách khu vực Kaliningrad ở biên giới Nga khoảng 100km.

 

"Chúng tôi có một chương trình nghị sự đầy đủ tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng: đó là, an ninh chung, tăng cường sự thịnh vượng và củng cố dân chủ. Khi chúng tôi trở thành đối tác quân sự, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng mối quan hệ kinh tế giữa nhân dân Mỹ và Ba Lan," Ngoại trưởng Clinton cho biết.

 

Moscow từ lâu luôn kịch liệt phản đối việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này. Lý do mà Nga đưa ra là những tên lửa đó sẽ trở thành một mối đe dọa về an ninh đối với nước này đồng thời có thể phá hủy sự cân bằng chiến lược giữa các lực lượng ở Châu Âu.

 

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Một người đàn ông khóc trước đám tang của những người trong phe nổi dậy ở Benghazi bị lực lượng quân chính phủ ủng hộ nhà lãnh đạo Libya Gaddafi bắn chết.

Lực lượng nổi dậy đang cố đẩy lùi các cuộc tấn công của lực lượng trung thành với ông Gaddafi nhằm chiếm lại nhiều thành phố ở phía đông.

Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejajiva.

Ngày 3/3, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejajiva tái khẳng định nước này sẽ giải tán Quốc hội và tiến hành tổng tuyển cử vào cuối tháng Sáu tới, bất chấp việc một số nhóm chính trị dọa biểu tình phản đối.

Tân binh của lực lượng đối lập đang tập sử dụng súng phòng không tại thành phố Benghazi.

Sáng sớm 2-3, quân đội chính phủ Libya sử dụng hỏa lực mạnh tấn công giành lại quyền kiểm soát thành phố cảng Brega bên bờ Địa Trung Hải từ tay lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên, dân quân đối lập sau đó tái chiếm các cơ sở dầu mỏ ở thành phố.

Khu vực thuộc quần đảo Kuril.

Nga sẽ lắp đặt lên lửa hành trình chống tàu biển và hệ thống phòng thủ trên không tối tân trên quần đảo Kuril, trong đó có 4 hòn đảo ở phía nam mà Nhật Bản tuyên bố là thuộc chủ quyền của nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục