Sáng 15/3, lò phản ứng số 2 phát ra tiếng nổ lớn

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/3/2011 | 7:51:29 AM

Theo phóng viên TTXVN có mặt tại Nhật Bản, một tiếng nổ đã phát ra từ lò phản ứng số 2 Nhà máy điện hạt nhân số 1 tỉnh Fukushima (Đông Bắc Nhật Bản).

Bể điều áp của lò phản ứng số 2 có dấu hiệu bị hỏng là nguyên nhân gây ra
Bể điều áp của lò phản ứng số 2 có dấu hiệu bị hỏng là nguyên nhân gây ra "tiếng nổ lớn" kể trên.

Công ty Điện tử Tokyo (TEPCO) ngày 15/3 xác nhận tiếng nổ xuất hiện vào thời điểm 6 giờ 10 phút sáng 15/3. TEPCO bước đầu cho biết đã có dấu hiệu hư hỏng ở dưới đáy bể chứa lò phản ứng do áp suất trong lò phản ứng tăng cao. Công ty này cũng báo cáo về tình trạng hư hại của thiết bị điều áp trong lò.

Viện An toàn Năng lượng Hạt nhân Nhật Bản (NISA) cho biết đã nhận được thông báo của TEPCO về tiếng nổ lớn vào thời điểm nêu trên. Sáng cùng ngày, Chánh Văn phòng Nội các Yukio Edano cho biết xuất hiện những điểm bất thường trong bể ngưng tụ hơi nước (suppression pool) nằm dưới đáy bể chứa lò phản ứng.

Trước đó, ông Edano thừa nhận lò phản ứng số 2 vẫn “chưa ổn định”. Ông nói: “Công tác dẫn nước vào lò và làm lạnh đã đạt được những hiệu quả nhất định nhưng lò phản ứng vẫn chưa thực sự ở trạng thái ổn định.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Thành phố Minamisanriku gần như bị san phẳng hoàn toàn sau thảm hoạ kép.

Hai thành phố cho thấy rõ nhất mức độ tàn phá và huỷ diệt ghê gớm của trận động đất mạnh 9,0 độ richter kèm sóng thần ở Nhật Bản là Minamisanriku và Kesennuma, đã bị san phẳng cùng với khoảng 20.000 người dân mất tích.

Đám mây bụi từ núi lửa Shinmoedake hôm 11/2.

Sáng 14/3, nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản lại xảy ra một vụ nổ khác. Truyền hình Nhật Bản phát đi những hình ảnh cho thấy, các cột khói trắng bốc lên từ nhà máy này, sau tiếng nổ. >>>Nhật Bản trước và sau sóng thần

Máy bay SU-30MKI của không quân Ấn Độ.

Một báo cáo được Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) xuất bản ngày 14-3 cho thấy Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất trong giai đoạn từ 2006-2010, theo AFP.

Cảnh tượng phun trào của núi lửa Shinmoedake hôm 4/2.

Trong lúc Nhật Bản đang chạy đua với thời gian để khắc phục hậu quả nặng nề của trận động đất và sóng thần, thì một núi lửa ở phía nam hoạt động trở lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục