Mây phóng xạ xuất hiện ở Đại Tây Dương

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/3/2011 | 8:41:23 AM

Tối 21-3, tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam cho biết số liệu hạt nhân phóng xạ môi trường từ Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho thấy đám mây phóng xạ đang di chuyển và đến ngày hôm 22-3, sẽ chạm đến vùng đông bắc quần đảo Philippines.

Khói bốc lên từ lò phản ứng số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 21-3 (nhìn từ lò số 2)
Khói bốc lên từ lò phản ứng số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 21-3 (nhìn từ lò số 2)

Tuy nhiên, tổ công tác cũng nhận định khó có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam. Ngoài ra, số liệu của CTBTO cũng cho thấy vùng biển Đại Tây Dương đã xuất hiện đám mây phóng xạ, trên biển Thái Bình Dương đám mây phóng xạ ngày càng lan rộng xuống phía nam.

Kết quả trên là báo cáo của các trạm quan trắc hạt nhân phóng xạ của CTBTO trên toàn thế giới. Hiện đã có sáu trạm quan trắc phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ, trong đó có hai trạm tại Hoa Kỳ và một trạm tại Canada. Trong khi đó một số trạm tại Đông Nam Á như Malaysia và Philippines vẫn chưa phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ.

Tuy nhiên, tổ công tác cũng cho biết mạng lưới trạm quan trắc phóng xạ hạt nhân của CTBTO được xây dựng cho mục đích phát hiện các vụ thử nổ hạt nhân, do vậy nó rất nhạy và có thể phát hiện được các hạt nhân phóng xạ với nồng độ rất thấp trong bầu khí quyển và liều phóng xạ do các hạt nhân phóng xạ này gây ra rất thấp, không ảnh hưởng sức khỏe con người.

Trong khi đó tình hình phóng xạ trong thực phẩm, rau quả tại Nhật có dấu hiệu nhiễm xạ đang được khẳng định ở nhiều vùng.

Trong ngày 21-3, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã tiến hành đo khả năng nhiễm bẩn phóng xạ Cs-137 và I-131 cho hai công dân Việt Nam là lưu học sinh ở Sendai về nước. Kết quả không phát hiện thấy đồng vị phóng xạ I-131 và Cs-137 trong cơ thể của những người được kiểm tra. Điều này cho thấy hai công dân đó không bị nhiễm phóng xạ.

Các trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường của Bộ Khoa học - công nghệ không ghi nhận được việc phát tán phóng xạ ở Việt Nam cho đến ngày 21-3.

Về nhận định tình hình, tổ công tác đánh giá sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vẫn đang trong tầm kiểm soát của Chính phủ Nhật Bản.

Việc bơm nước biển làm mát lò phản ứng và bể chứa các thanh nhiên liệu đã cháy bằng các xe cứu hỏa chuyên dụng đã có hiệu quả: nhiệt độ các bể chứa nhiên liệu đã giảm và áp suất của lớp bảo vệ bêtông cốt thép của tổ máy số 3 cũng đã giảm.

(Theo TTO)

Các tin khác
Dinh thự của ông Gaddafi sau khi trúng tên lửa.

Đêm 20-3 (sáng 21-3, giờ Hà Nội), lực lượng liên quân tiếp tục đêm không kích thứ 2 vào Libya, một trong những đợt không kích của lực lượng liên quân đã bắn trúng vào tòa nhà hành chính nằm trong dinh thự của nhà lãnh đạo Libya Gaddafi.

Ảnh minh họa

Ngày 21/3, nhiều xe tăng đã được triển khai tại thủ đô Sanaa của Yemen trong bối cảnh có thêm tướng lĩnh cao cấp của quân đội nước này cam kết ủng hộ phe đối lập chống chính phủ của Tổng thống Ali Abdullah Saleh và thủ lĩnh bộ lạc chính tại Yemen Sadiq al-Ahmar cũng yêu sách đòi ông Saleh từ chức.

Trời mưa làm cản trở công tác cứu hộ.

Cơn mưa sáng 21.3 đã phá vỡ những nỗ lực của đội cứu hộ ở Nhật và khiến các nạn nhân trong trận động đất lo sợ chất phóng xạ sẽ theo nước mưa rò rỉ ra từ nhà máy hạt nhân, theo AFP.

Binh lính của ông Gaddafi nằm chết trên con đường vào Benghazi. (Ảnh theo TNO)

Một phát ngôn viên quân đội Libya ngày 20/3 tuyên bố lực lượng vũ trang nước này đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị ngay lập tức thực hiện một lệnh ngừng bắn mới, giữa lúc liên quân quốc tế bắt đầu đêm thứ hai oanh kích các mục tiêu tại quốc gia Bắc Phi này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục