Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 15: Tập trung phát triển hạ tầng và giám sát tài chính

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/4/2011 | 8:53:59 AM

Ngày 8-4, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 15, diễn ra tại đảo Bali (Indonesia) bước sang ngày làm việc cuối cùng. Chủ đề của phiên họp lần này tập trung vào các vấn đề như dòng vốn chảy vào các nước ASEAN, an ninh lương thực, thuế và tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

ASEAN tập trung phát triển cơ sở hạ tầng.
ASEAN tập trung phát triển cơ sở hạ tầng.

Lập quỹ phát triển hạ tầng

Hãng tin AFP ngày 8-4 cho biết, các nước thành viên ASEAN đã nhất trí thành lập Quỹ cơ sở hạ tầng vào tháng 9 năm nay để tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực. Quỹ này dự kiến có số tiền khoảng 450-480 triệu USD, trong đó Malaysia đóng góp nhiều nhất với 150 triệu USD, tiếp theo là Indonesia với tiền đóng góp là 120 triệu USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết đóng góp vào quỹ, song chưa nêu số tiền cụ thể. Theo đó, mỗi dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực sẽ được đồng tài trợ bởi ASEAN và ADB.

Indonesia - nước giữ cương vị Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2011, còn đưa ra sáng kiến thành lập Quỹ bảo hiểm thiên tai thông qua việc phát hành “trái phiếu bảo hiểm thảm họa thiên tai”, song đề xuất này còn đang được thảo luận. Theo Quyền Cục trưởng Cục Chính sách Tài chính thuộc Bộ Tài chính Indonesia, ông Bambang Brodjonegoro, Trung Quốc cũng như các nước thành viên ASEAN tỏ ra rất quan tâm đến việc thành lập quỹ bảo hiểm thảm họa vì cùng nằm trong các vùng thường xuyên hứng chịu thiên tai.

Sắp ra mắt cơ quan giám sát tài chính

Cũng theo ông B.Brodjonegoro, một cơ quan giám sát tài chính của ASEAN sắp được thành lập, tại Hội nghị cấp Thứ trưởng Tài chính ASEAN + 3 trước đó, các nước đã nhất trí thành lập Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) vào ngày 1-5 tới. AMRO có chức năng theo dõi tình hình tài chính, đặc biệt tại các nước thành viên ASEAN và sẽ đưa ra những cảnh báo sớm với bất kỳ nước nào cần hỗ trợ về tài chính.

Bên cạnh đó, AMRO còn được hy vọng sẽ thay thế vai trò của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong việc kiểm soát tình hình tài chính ở 10 nước ASEAN và 3 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Giá trị của số ngoại tệ dư được đề xuất sẽ phụ thuộc vào tình hình của nước hữu quan, vì kinh tế của mỗi nước là khác nhau. AMRO đã có nguồn vốn từ các khoản đóng góp ban đầu là 120 tỷ USD như đã thỏa thuận trong Sáng kiến đa phương Chiangmai (CMIM), được xây dựng để hỗ trợ các nước gặp khó khăn về thanh khoản ngắn hạn, nhằm bảo vệ khu vực trước những thách thức và nguy cơ đang nổi lên trong nền kinh tế toàn cầu.

Kiểm soát dòng tiền nóng

Trước sức ép lạm phát đang hình thành, ngày 8-4, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN đã tập trung vào việc kiểm soát vốn để bảo vệ những nền kinh tế đang “bùng nổ” trong khu vực từ những dòng tiền nóng bất ổn. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng châu Âu đang lan rộng và tâm điểm mới là Bồ Đào Nha, châu Á trở thành “nam châm” thu hút các luồng vốn đầu tư đổ vào để tìm kiếm lợi nhuận, gây nỗi lo ngại cho sự ổn định trong các nền kinh tế đang dẫn đầu tiến trình phục hồi toàn cầu.

Trong một báo cáo về các nền kinh tế châu Á mới đây, tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s cho biết, các ngân hàng trong khu vực có thể phải xem xét kiểm soát dòng vốn quyết liệt hơn nữa và phải có thêm biện pháp để ngăn chặn rủi ro từ bong bóng bất động sản.

Còn theo nhà phân tích Deyi Tan, Shweta Singh và Chetan Ahya – Giám đốc quản lý và nhà kinh tế học về châu Á Thái Bình Dương thuộc Morgan Stanley, các nhà điều hành chính sách phải nỗ lực hết sức bằng cách tìm điểm trung hòa. Một mặt, họ kìm hãm đà tăng giá của đồng tiền bằng dự trữ ngoại hối và tung đồng nội tệ ra thị trường. Mặt khác, họ kiểm soát dòng vốn ngày càng gia tăng.

Những phương pháp này nhằm duy trì tính toàn diện của chính sách tiền tệ và phòng ngừa việc nguồn vốn quá lớn có thể đẩy lãi suất nội địa xuống mức thấp, dẫn tới tăng trưởng tín dụng lớn và áp lực lạm phát.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Các bác tài xe ôm tránh nắng nóng tại Bangkok hôm 25.4

Bộ Y tế Thái Lan cho hay 61 người đã tử vong vì sốc nhiệt kể từ đầu năm, cao hơn tổng số nạn nhân của cả năm 2023.

Ngày 9-5, chiếc Boeing 737 của Corendon Airlines đã bị nổ lốp đằng trước khi hạ cánh xuống một sân bay ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. 190 hành khách và phi hành đoàn đã được sơ tán an toàn.

Thủ tướng Mishutin trong phiên họp tại Hạ viện Nga hồi tháng 4.

Tổng thống Putin đề cử ông Mikhail Mishustin tiếp tục giữ chức thủ tướng Nga, vài ngày sau khi nội các Nga từ chức theo quy trình.

Người đứng đầu các cơ quan hải quan của Litva, Latvia, Estonia, Ba Lan và Phần Lan đã gặp nhau tại một hội nghị ở thủ đô Vilnius và ký thỏa thuận thống nhất về các biện pháp thực hiện các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga và Belarus.

Ngày 9/5, người đứng đầu các cơ quan hải quan của Litva, Latvia, Estonia, Ba Lan và Phần Lan đã gặp nhau tại một hội nghị ở thủ đô Vilnius và ký thỏa thuận thống nhất về các biện pháp thực hiện các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga và Belarus.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục