Tổng thống Gaddafi chấp nhận từ chức

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/5/2011 | 2:37:11 PM

Tờ tin tức Ả-rập Al Sharq Al Awsat hôm qua (29/5) đưa tin, Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi sẵn sàng từ chức với điều kiện ông cùng với toàn thể gia đình của ông phải được đảm bảo miễn truy tố.

Tổng thống Gaddafi.
Tổng thống Gaddafi.

Con trai của Tổng thống Gaddafi - Saif al-Islam đang dẫn đầu một nhóm công tác gồm các quan chức chính phủ Libya nhằm tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Libya. Tờ Al Sharq Al Awsat dẫn một nguồn tin thân cận với Nhà lãnh đạo Libya cho biết, nhóm công tác của Saif đang tìm cách đàm phán một sự ra đi trong danh dự cho cha mình.
 
Trong các tuyên bố công khai, Tổng thống Gaddafi và các tay chân của ông liên tục bác bỏ ý tưởng về sự từ chức của ông này. Tuy nhiên, có nhiều kênh thông tin không chính thức khẳng định, vấn đề ra đi của ông Gaddafi đang được đưa ra thảo luận.
 
Nguồn tin trên tiết lộ, Tổng thống Gaddafi đang rất muốn từ bỏ quyền lực trong danh dự. Điều này có nghĩa là nếu chịu từ chức thì ông ấy và cả gia đình sẽ không bị truy tố. Ông Gaddafi cũng tìm kiếm một lệnh miễn truy tố quốc tế, tờ Al Sharq Al Awsat cho biết thêm.
 
Tuy nhiên, bên trong nội bộ gia đình Tổng thống Gaddafi cũng như nội bộ chính phủ Libya, có sự bất đồng về vấn đề này. Một số cho rằng ông Gaddafi cần phải tiếp tục chiến đấu đến giây phút cay đắng cuối cùng trong khi những người khác lại tin rằng đã đến lúc ông Gaddafi phải từ chức.

Sức ép ngày càng tăng với ông Gaddafi
 
Có vẻ như, ông Gaddafi ngày càng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải từ chức bởi sức ép lên ông này đang ngày càng tăng lên. Nga – một đồng minh lâu đời của ông Gaddafi, giờ đây cũng lên tiếng kêu gọi ông này phải ra đi. Hồi cuối tuần trước, các lãnh đạo G8 đã ra một tuyên bố chung bày tỏ mong muốn Tổng thống Gaddafi rút khỏi vị trí cầm quyền ở Libya.
 
Trong khi đó, lãnh đạo phe đối lập Libya – ông Mustafa Abdul Jalil hôm qua cũng lên tiếng khẳng định, sự ra đi của Nhà lãnh đạo Gaddafi là cách duy nhất để Libya thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay và phe đối lập sẽ không tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với ông Gaddafi.
 
"Điều kiện duy nhất để tiến hành đàm phán giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại là ông Gaddafi, chính quyền và gia đình của ông này không có tương lai trên chính trường Libya và họ phải ra đi," ông Jalil, Chủ tịch Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) ở Benghazi cho biết. Ông này nói thêm rằng: “Chúng tôi chỉ hoan nghênh đề xuất ngừng bắn và giải pháp hòa bình dựa trên điều kiện này".
 
Phe nổi dậy Libya đã hoan nghênh tuyên bố của các nước G8 về việc kêu gọi ông Gaddafi từ chức. "Toàn thể thế giới đã đạt được một sự nhất trí. Đó là, Đại tá Gaddafi và chính quyền của ông ấy không chỉ mất tính hợp pháp mà còn mất cả uy tín của họ”, ông Jalil phát biểu.
 
"Tôi muốn hoan nghênh lập trường của các nước thành viên G8 về việc kêu gọi ông Gaddaf cần phải ra đi. Lập trường này của G8 phản ánh ý chí của cộng đồng quốc tế cũng như nguyện vọng và đòi hỏi của nhân dân Libya".
 
Những phát biểu trên của ông Jalil được đưa ra ngay trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đến Libya ngày hôm nay (30/5). Một nguồn tin giấu tên từ văn phòng của Tổng thống Zuma tiết lộ, “mục đích của chuyến thăm này là thảo luận về một lối thoát cho ông Gaddafi” trong khi đó một nguồn tin khác lại cho biết, Nam Phi đang phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ để xây dựng một kế hoạch ra đi cho Nhà lãnh đạo Libya.
 
Tuy nhiên, phát ngôn viên của ông Zuma - Zizi Kodwa nhấn mạnh, tin tức cho rằng, ông Zuma đến Libya để thảo luận về sự ra đi của Tổng thống Gaddafi là “sai”. Theo ông Kodwa, Tổng thống Nam Phi đến Libya trong một nỗ lực của Liên minh Châu Phi nhằm tìm kiếm các cải cách chính trị cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng ở đất nước Bắc Phi.
 
Trong một tuyên bố được đưa ra trước chuyến thăm, đảng cầm quyền của Tổng thống Zuma đã chỉ trích chiến dịch đánh bom của NATO vào Libya. "Chúng tôi cùng với cả lục địa và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới lên án việc các nước phương Tây liên tục dội bom vào Libya," đảng cầm quyền Nam Phi cho biết sau cuộc họp kéo dài 2 ngày.

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Các lực lượng nước ngoài ở Afghanistan hôm nay (30/5) đã xin lỗi về cái chết của 9 thường dân Afghanistan sau khi Tổng thống Hamid Karzai chỉ trích một cuộc không kích mà ông và các quan chức cho biết đã giết chết 14 người, trong đó có cả trẻ em.

Theo thông báo của Bộ Nội vụ Nga, các cuộc thẩm tra bất thường đã và đang được tiến hành khẩn trương và cho tới nay đã có gần 300 cán bộ lãnh đạo cấp cao của Bộ được thẩm tra, trong đó 119 cán bộ cấp tướng bị sa thải và 170 cán bộ cấp tướng khác được đề bạt lại vào các chức vụ khác nhau.

Hình ảnh mang thông điệp: Hút thuốc lá là hủy hoại tương lai!

Từ năm 1987, ngày 31-5 được gọi là “Ngày thế giới không hút thuốc lá”.

Người dân Afghanistan mang xác của một đứa trẻ, bị chết trong cuộc không kích của NATO, tới một bệnh viên ở Helmand.

Nhà chức trách Afghanistan ngày 29/5 cho biết, các cuộc không kích của lực lượng do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đứng đầu trong hai ngày qua đã làm ít nhất 52 người thiệt mạng, trong đó hầu hết là dân thường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục