Thái Lan rút khỏi Công ước Di sản Thế giới vì Preah Vihear

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/6/2011 | 8:37:22 AM

Thái Lan đã quyết định rút khỏi Công ước Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa LHQ (UNESCO) “để phản đối việc Uỷ ban Di sản Thế giới (WHC) xem xét kế hoạch do Campuchia đệ trình” liên quan đến đền Preah Vihear đang tranh chấp.

Ngôi đền Campuchia gọi là Preah Vihear và Thái Lan gọi là Phra Viharn.
Ngôi đền Campuchia gọi là Preah Vihear và Thái Lan gọi là Phra Viharn.

Ngôi đền Campuchia gọi là Preah Vihear và Thái Lan gọi là Phra Viharn. Theo phía Bangkok, quan quản lý Di sản Thế giới “đã có quyết định gây bất bình” khi đưa kế hoạch quản lý đền Preah Vihear do Campuchia soạn thảo vào nghị trình làm việc của cơ quan này. Bangkok cho rằng vấn đề phân định ranh giới, hiện còn trong vòng tranh cãi, phải được giải quyết trước khi xét đến bất cứ một kế họach quản trị nào.

UNESCO đã triển khai một kế hoạch quản lý ngôi đền, nhưng theo phía Thái Lan, kế hoạch này chứa đựng rất nhiều yếu tố gây tranh cãi. Thái Lan luôn yêu cầu giải quyết tranh chấp biên giới với Campuchia qua các cuộc đàm phán song phương và ngần ngại trước các nỗ lực bên ngoài từ LHQ và khối ASEAN nhằm xoa dịu căng thẳng.

Một số cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra giữa Thái và Campuchia kể từ đầu tháng 2 năm nay, khiến hơn 20 người thiệt mạng và hàng nghìn người phải sơ tán. Hồi tháng 5, Campuchia yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế, tòa án cao nhất của LHQ, buộc Thái Lan rút quân ra khỏi vùng đất tranh chấp gần ngôi đền. Chưa có phán quyết nào được công bố.

Ngôi đền Campuchia gọi là Preah Vihear, và Thái Lan gọi là Phra Viharn, được công bố là di sản thế giới năm 2008. Đền nằm trên biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, thuộc khu vực chưa có phân định cột mốc ranh giới Hai bên đều đồng ý là ngôi đền nằm trên lãnh thổ Campuchia.

Tranh chấp xoay quanh khu vực xung quanh dẫn tới ngôi đền. Năm 1962, Tòa án Quốc tế đã phán quyết rằng ngôi đền Preah Vihear là thuộc về Campuchia, nhưng một con đường quan trọng dẫn đến ngôi đền lại nằm trong khoảnh đất rộng 5 kilomet vuông lại nằm bên trong lãnh thổ Thái Lan.

Theo phía Bangkok, quan quản lý Di sản Thế giới “đã có quyết định gây bất bình” khi đưa kế hoạch quản lý đền Preah Vihear do Campuchia soạn thảo vào nghị trình làm việc của cơ quan này.

Bangkok cho rằng vấn đề phân định ranh giới, hiện còn trong vòng tranh cãi, phải được giải quyết trước khi xét đến bất cứ một kế họach quản trị nào.

UNESCO đã triển khai một kế hoạch quản lý ngôi đền, nhưng theo phía Thái Lan, kế hoạch này chứa đựng rất nhiều yếu tố gây tranh cãi.

Thái Lan luôn yêu cầu giải quyết tranh chấp biên giới với Campuchia qua các cuộc đàm phán song phương và ngần ngại trước các nỗ lực bên ngoài từ LHQ và khối ASEAN nhằm xoa dịu căng thẳng.

Một số cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra giữa Thái và Campuchia kể từ đầu tháng 2 năm nay, khiến hơn 20 người thiệt mạng và hàng nghìn người phải sơ tán.

Hồi tháng 5, Campuchia yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế, tòa án cao nhất của LHQ, buộc Thái Lan rút quân ra khỏi vùng đất tranh chấp gần ngôi đền. Chưa có phán quyết nào được công bố.

Ngôi đền Campuchia gọi là Preah Vihear, và Thái Lan gọi là Phra Viharn, được công bố là di sản thế giới năm 2008. Đền nằm trên biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, thuộc khu vực chưa có phân định cột mốc ranh giới

Hai bên đều đồng ý là ngôi đền nằm trên lãnh thổ Campuchia. Tranh chấp xoay quanh khu vực xung quanh dẫn tới ngôi đền.

Năm 1962, Tòa án Quốc tế đã phán quyết rằng ngôi đền Preah Vihear là thuộc về Campuchia, nhưng một con đường quan trọng dẫn đến ngôi đền lại nằm trong khoảnh đất rộng 5 kilomet vuông lại nằm bên trong lãnh thổ Thái Lan.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai (phải) và Tổng thống Iraq Jalal Talabani tại

Một vụ đánh bom liều chết bằng xe ô tô nhằm vào một bệnh viện ở Afghanistan hôm qua khiến ít nhất 27 người thiệt mạng, không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rút 33.000 quân khỏi nước này.

Tướng Bành Quang Khiêm trên một chương trình truyền hình của Trung Quốc về Biển Đông.

Trang web của hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc ngày 25/6 dẫn lời Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia, Hội Nghiên cứu Khoa học Chính sách Trung Quốc, ngạo mạn tuyên bố rằng Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn.

Các chuyên gia quân sự ngày 24/6 cảnh báo, NATO đang thiếu hỏa lực để có thể quật ngã chính quyền của Tổng thống Muammar Gaddafi.

Ai là thủ tướng tương lai của đất nước Chùa Vàng? Bà Yingluck hay ông Abhisit?

Chính trường Thái những ngày này sục sôi bởi cuộc chạy đua vào chiếc ghế Thủ tướng ở giai đoạn nước rút khi chỉ còn hơn một tuần nữa đất nước chùa Vàng bước vào cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn. Tuy nhiên, càng gần đến ngày bầu cử, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy nhiều kết quả bất ngờ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục