Nguy cơ bùng nổ xung đột tại Balkan

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/7/2011 | 8:17:07 AM

Các cuộc xung đột liên tục leo thang tại biên giới Serbia - Kosovo đang có nguy cơ cuốn khu vực Balkan vào vòng xoáy bạo lực mới gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế.

NATO đã điều động hàng trăm binh sĩ và xe bọc thép tới khu vực ranh giới Serbia - Kosovo nhằm ngăn chặn bạo lực tiếp tục bùng phát.
NATO đã điều động hàng trăm binh sĩ và xe bọc thép tới khu vực ranh giới Serbia - Kosovo nhằm ngăn chặn bạo lực tiếp tục bùng phát.

Ngày 28-7, Liên hợp quốc (LHQ), Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nga, Mỹ và một số nước khác đã đồng loạt lên tiếng sau khi các tay súng người gốc Serbia tấn công lực lượng an ninh quốc tế tại Kosovo (KFOR) và đốt cháy một cửa khẩu trên biên giới với Serbia.

Nguyên nhân dẫn đến những xung đột lần này bắt nguồn từ lệnh cấm nhập khẩu của Pristina đối với hàng hóa từ Serbia nhằm trả đũa việc Belgrad không công nhận con dấu thuế quan của Kosovo. Để triển khai lệnh cấm này, Thủ hiến Kosovo Hashim Thaci đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát thiết lập quyền kiểm soát đối với hai cửa khẩu ở Yarine và Brnyak giáp Serbia - vốn được đặt dưới sự kiểm soát của Phái bộ dân sự Liên minh châu Âu (EULEX).

Tuy nhiên, động thái này không được Phái bộ của EU về luật pháp và trật tự đồng tình và KFOR đã được lệnh hành động, buộc lực lượng an ninh Kosovo tại hai của khẩu nêu trên phải rút đi. Tuy nhiên, căng thẳng tại vùng biên giới này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, gây mất ổn định tình hình vốn đã rất mong manh tại đây kể từ khi Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập năm 2008.

Với diện tích 10.000km2 và 1,7  triệu dân, chắc Kosovo sẽ không gây sự chú ý của các cường quốc đến như vậy nếu như không nằm ở trung tâm Balkan - một vùng đất giữa Địa Trung Hải, Biển Đen, Caucasus và Biển Caspian. Vì sở hữu vị trí địa - chiến lược quan trọng nên suốt hai thập kỷ qua, khu vực này luôn phải hứng chịu sóng gió, trở thành mục tiêu giành giật trên bàn cờ của các nước lớn thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Vấn đề ở chỗ dù được Mỹ hậu thuẫn tuyên bố độc lập nhưng cho đến nay mới hơn 40 quốc gia công nhận Kosovo. Nhiều nước trong đó có cả thành viên EU (Tây Ban Nha, Slovakia, Romania, Cyprus), cùng Serbia, Nga và Trung Quốc vẫn phản đối và cho rằng công nhận nền độc lập của Kosovo là vi phạm Nghị quyết 1244 HĐBA LHQ, coi nhẹ tính hợp pháp của đường biên giới đã được quốc tế công nhận. Ngoài ra, công nhận nền độc lập của Kosovo sẽ tạo một tiền lệ vô cùng nguy hiểm cho hệ thống quốc tế và có thể thổi bùng các cuộc xung đột sắc tộc.

Vì Belgrade không chấp nhận Nhà nước Kosovo nên suốt 3 năm qua, cộng đồng thiểu số gốc Serbia tại Kosovo - khoảng 60.000 người vẫn nhận được hỗ trợ tài chính và các dịch vụ xã hội từ Chính phủ Serbia.

Đây cũng là lực lượng luôn đấu tranh để khu vực họ sinh sống được sáp nhập trở lại với Serbia vì thế việc Cảnh sát Kosovo chiếm 2 trạm kiểm soát biên giới đã kích động bạo lực bùng phát vì được cho là động thái của Pristina nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa cộng đồng này với Serbia. Trong khi đó, Thủ hiến Kosovo H.Thaci đã thẳng thừng tuyên bố không bao giờ trao trả mảnh đất này cho Belgrade.

Trong một phản ứng từ phía Serbia, Tổng thống Boris Tadic đã lên án hành động của Pristina, đồng thời cảnh báo "những nước ủng hộ hành động tương tự của người Kosovo gốc Anbani là phạm một sai lầm khủng khiếp và điều đó đang đẩy khu vực này vào một nguy cơ to lớn".

Belgrad cũng đã gửi thư tới 15 quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu triệu tập một    cuộc họp khẩn cấp vào ngày 28-7. Tuy nhiên, cũng như nhiều cuộc nghị sự đã từng diễn ra trước đây, kết quả cuối cùng nhiều khả năng cũng chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi mang tính biểu tượng như kiềm chế, tránh đối đầu, gia tăng căng thẳng...

Hy vọng về một giải pháp gỡ thế bế tắc cho những mâu thuẫn trong quan hệ  Serbia - Kosovo xem ra vẫn rất mong manh.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Quân nổi dậy tại Libya.

Lãnh đạo lực lượng chống đối ở Libya Moustafa Abdel-Jalil ngày 28/7 cho biết Tổng tư lệnh quân nổi dậy Abdel Fattah Younes đã bị thiệt mạng.

Bà Yingluck  Shinawatra nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân.

Như vậy có tổng cộng 496 hạ nghị sĩ được công nhận đủ tư cách trong tổng số 500 hạ nghị sĩ vừa được bầu đầu tháng 7 vừa qua.

Hôm qua (27/7), cả Mỹ và Nga đều tiến hành thử tên lửa. Tuy nhiên, kết quả mà hai cường quốc vũ khí hàng đầu thế giới đạt được lại khác nhau. Trong khi Mỹ buộc phải phá hủy tên lửa ở Thái Bình Dương do vụ thử thất bại thì Nga lại thành công mỹ mãn.

Tổng thống tạm quyền Tunisia, ông Fouad Mebezaa. (Ảnh: presstv)

Chính phủ Tunisia ngày 26/7 thông báo Tổng thống tạm quyền của nước này, ông Fouad Mebezaa đã ký sắc lệnh kéo dài vô thời hạn lệnh tình trạng khẩn cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục