Thử tên lửa: Mỹ thất bại, Nga thành công

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/7/2011 | 8:07:55 AM

Hôm qua (27/7), cả Mỹ và Nga đều tiến hành thử tên lửa. Tuy nhiên, kết quả mà hai cường quốc vũ khí hàng đầu thế giới đạt được lại khác nhau. Trong khi Mỹ buộc phải phá hủy tên lửa ở Thái Bình Dương do vụ thử thất bại thì Nga lại thành công mỹ mãn.

Quân đội Mỹ hôm qua đã phá hủy một trong những tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của nước này ở khu vực Biển Thái Bình Dương sau khi nó gặp trục trặc trong một vụ thử.

Tuyên bố của quân đội Mỹ cho hay, tên lửa Minuteman III đã bị phá hủy chỉ khoảng 5 phút sau khi nó được phóng đi từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở California. Đây là một biện pháp đề phòng an toàn sau khi “tên lửa bay một cách bất thường”.

Quân đội Mỹ trước đó hy vọng sẽ phóng tên lửa đến đảo san hô vòng Kwajalein cách bãi thử khoảng 6.750km trong chuyến bay kéo dài 6 giờ đồng hồ nhằm cung cấp dữ liệu cho chương trình tên lửa liên lục địa của Mỹ.

Tuy nhiên, "các thông số được thiết lập sẵn đều vượt quá quy định và bộ điều khiến đã gửi đi những lệnh phá hủy", Đại tá Matthew Carroll, người đứng đầu Đơn vị Vũ trụ thứ 30, cho biết.

Quân đội Mỹ cho biết, họ sẽ sớm cung cấp thêm thông tin về vụ thử thất bại này. "Không quân sẽ điều tra sự bất thường của tên lửa và sẽ xem xem liệu họ có thể tìm ra nguyên nhân của thất bại đó hay không. Đây sẽ là những nhiệm vụ cực kỳ phức tạp", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dave Lapan cho biết.

Tên lửa Minuteman từng là trụ cột trong chương trình vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ. Mặc dù cam kết giảm vũ khí hạt nhân trong hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới với Nga nhưng Washington vẫn giữ lại 450 tên lửa Minutemen III. Những tên lửa Minuteman được coi là những lực lượng tích cực tại các căn cứ của Mỹ ở bang Montana, Bắc Dakota và Wyoming.

Trong khi Mỹ thử tên lửa Minuteman thất bại thì ngày hôm qua, Nga lại thử thành công tên lửa đạn đạo bắn đi từ tàu ngầm ở biển Barents Sea. Thông tin này đã được phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga – Đại tá Igor Konashenkov xác nhận.

Tên lửa RSM-54 Sineva của Nga được phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân Yekaterinburg thuộc Hạm đội phía Bắc. Tên lửa này đã bắn trúng mục tiêu giả định ở khu thử Kura thuộc Kamchatka, vùng Viễn Đông Nga.

Tên lửa RSM-54 Sineva (còn được NATO gọi là SS-N-23 Skiff) là loại tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm thế hệ thứ 3. Tên lửa này đã được đưa vào biên chế Hải quân Nga hồi tháng 7 năm 2007. Nó có tầm bắn tối đa lên tới hơn 10.000km và có thể mang theo từ 4-10 đầu đạn hạt nhân.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Tổng thống tạm quyền Tunisia, ông Fouad Mebezaa. (Ảnh: presstv)

Chính phủ Tunisia ngày 26/7 thông báo Tổng thống tạm quyền của nước này, ông Fouad Mebezaa đã ký sắc lệnh kéo dài vô thời hạn lệnh tình trạng khẩn cấp.

Cả đất nước Na Uy để tang sau tấn thảm kịch hôm 22.7.

Tối 25.7, 150 nghìn người đã đổ về Oslo, Na Uy, mang theo những bông hồng đỏ và trắng để chia buồn cùng các nạn nhân và thân nhân những người xấu số trong vụ khủng bố đánh bom và xả súng. Tham dự buổi diễu hành kỷ lục này có cả Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg, phu nhân Ingrid cùng Hoàng gia Na Uy.

Tin tặc chuyên nghiệp được ví như “nấm mọc sau mưa”, ngày càng tinh vi.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa có kết luận vụ tấn công vào hệ thống máy tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hồi tháng 6 là do tin tặc ở Trung Quốc thực hiện. Thông tin này tiếp nối chuỗi thông tin nóng bỏng về các vụ tấn công an ninh mạng toàn cầu xảy ra dồn dập những ngày qua.

Tổng thống Cha-vết từ Cu-ba trở về Ca-ra-cát ngày 23-7 trong sự chào đón của người dân Vê-nê-xu-ê-la. Ảnh: AP

Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U. Cha-vết (Hugo Chavez) đã về nước ngày 23-7 sau khi trải qua quá trình hóa trị tại Cu-ba. Trước đó, mặc dù đã ủy quyền điều hành đất nước cho Phó tổng thống Ê-li-át Hau-a (Eliás Jaua) và Bộ trưởng Tài chính H.Gioóc-đa-ni (Jorge Giordani), nhưng trong khi đang điều trị căn bệnh ung thư ở Cu-ba, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la vẫn điều hành đất nước thông qua mạng xã hội Twitter.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục