Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân tấn công của Nga
- Cập nhật: Thứ tư, 5/10/2011 | 1:54:54 PM
Một chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công đã từng gặp sự cố trong lần chạy thử năm 2008 sẽ được Ấn Độ thuê lại của Nga vào giữa tháng 11 tới. Thông tin trên được trích dẫn từ một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga.
|
Sau khi con tàu Nerpa này được chuyển giao, Ấn Độ sẽ là quốc gia thứ 6 vận hành tàu ngầm hạt nhân, sau Pháp, Trung Quốc, Nga, Anh và Mỹ.
Ấn Độ đã trả cho Nga khoảng 650 triệu USD cho hợp đồng thuê con tàu ngầm này với thời hạn 10 năm. Tại Ấn Độ, tàu ngầm Nerpa sẽ được đổi tên thành Chakra.
Tàu ngầm hạt nhân này sẽ được đưa tới một căn cứ hải quân của Ấn Độ. Tại đây, nó có thể được sử dụng như một tàu huấn luyện, phục vụ cho kế hoạch sản xuất tàu ngầm mang tên lửa đầu tiên có tên Arihant do quốc gia Nam Á tự chế tạo.
Lẽ ra, con tàu này đã được bàn giao cho Ấn Độ từ năm 2008 nhưng phải hoãn lại sau vụ tai nạn thương tâm cách đây 3 năm khi nó được chạy thử nghiệm trên biển. 20 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn này. Đây là tai nạn thảm khốc nhất của hải quân Nga kể từ tháng 8/2000, khi tàu ngầm hạt nhân Kursk bị chìm ở biển Barents, khiến tất cả 118 thủy thủ thiệt mạng.
Nerpa là tàu ngầm tấn công, còn được NATO gọi là Akula hay Shark (Cá mập). Tàu ngầm thế hệ thứ ba này được trang bị các ngư lôi cũng như tên lửa hành trình Granat với tầm bắn lên tới 3.000 km. Nó có thể lặn sâu 600 m trong lòng đại dương, với thời gian hoạt động lên tới 100 ngày, mang theo 73 thủy thủ.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Hãng ITAR-TASS của Nga sáng 5/10 đưa tin Mỹ và Nga vẫn là những nước bán vũ khí nhiều nhất thế giới mặc dù doanh thu năm 2010 trên thị trường vũ khí toàn cầu giảm mạnh nhất kể từ năm 2003.
Nga hi vọng có thể hoàn tất quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong năm nay, sau 18 năm tiến hành đàm phán, theo Phó thủ tướng Thứ nhất Igor Shuvalov hôm 4.10.
Ngày 4-10, một vụ đánh bom xe liều chết nhằm vào một tòa nhà Chính phủ Somalia đã làm rung chuyển thủ đô Mogadishu. Thông tin ban đầu cho biết ít nhất 70 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Nga và Trung Quốc ngày 4/10 đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), do các quốc gia Châu Âu soạn thảo, đe dọa sẽ hành động nếu lãnh đạo Syria không chấm dứt hành động trấn áp gây chết người đối với phong trào ủng hộ dân chủ ở nước này.